Hàm duy trì là 1 khí cụ được bác sĩ yêu cầu bạn đeo sau khi tháo niềng răng. Để bảo đảm răng được ổn định, không xô lệch sau khi tháo mắc cài. Theo các Bác sĩ niềng răng tại Nha Khoa Peace Dentistry các bạn cần phải đeo khí cụ duy trì trong một khoảng thời gian.
Vậy hàm duy trì là gì? Tại sao sau khi tháo niềng bạn cần phải đeo máng duy trì và đeo trong bao lâu? Hãy cùng Nha khoa Peace Dentistry tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
Hàm duy trì là khí cụ được bác sĩ cho người niềng răng sử dụng sau khi giai đoạn chỉnh nha hoàn tất (đã tháo mắc cài và dây cung). Hàm duy trì có vai trò hỗ trợ giúp cho răng được ổn định nhanh chóng hơn, bảo đảm kết quả niềng răng hiệu quả cao nhất.
Nhiều người có tư tưởng sau khi tháo niềng răng là xong thường chủ quan, không có thói quen đeo khí cụ duy trì như bác sĩ đã quy định dẫn đến hiện tượng răng mau chóng bị xô lệch, tái phát trở về như vị trí ban đầu. Có thể nói, đeo máng duy trì là hành trình thử thách cuối cùng để sở hữu một hàm răng đẹp.
Hàm duy trì thường có 2 loại: cố định và tháo lắp, giống như mắc cài lúc lựa chọn để niềng răng, khí cụ duy trì cũng có nhiều loại khác nhau để lựa chọn sử dụng. Ví dụ như: máng duy trì tháo lắp trong suốt bằng khay nhựa, cũng có thể là loại khung cố định bằng móc kim loại hoặc hàm duy trì cố định mặt trong.
(Các loại hàm duy trì sau niềng răng tại Peace Dentistry)
Đây là một giải pháp mang tính thẩm mỹ cao sau khi bạn vừa tháo mắc cài. Bác sĩ niềng răng sẽ lấy dấu hàm của bạn và làm cho bạn một máng trong suốt để bạn đeo. Nếu bạn đã từng tẩy trắng răng tại nhà thì bạn sẽ thấy thiết kế của hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt khá giống với máng tẩy trắng.
(Hàm duy trì tháo lắp trong suốt tại Peace Dentistry)
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt vừa vặn và ôm khít trọn thân răng, bảo đảm đúng số đo của cung hàm, cho nên giữ răng một cách tốt nhất.
Các bạn có thể đeo khí cụ duy trì tháo lắp trong suốt 24 giờ mà không hề cảm thấy khó chịu, vì tính thẩm mỹ cao và dễ dàng cho việc vệ sinh, ăn uống.
Việc dễ dàng tháo lắp vừa là ưu điểm tuy nhiên đồng thời cũng là nhược điểm, nếu bạn là người hay quên không thường xuyên đeo hàm duy trì thì sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả sau khi niềng răng.
Loại hàm này được làm bằng chất liệu kim loại, tương tự giống như hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt, chúng dễ dàng tháo lắp. Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây là máng duy trì tháo lắp bằng kim loại chỉ đeo vào ban đêm. Vì dây kim loại sẽ lộ ra phía bên ngoài bề mặt của răng khiến cho nhiều người lo ngại về tính thẩm mỹ.
(Hàm duy trì tháo lắp kim loại tại Peace Dentistry)
Ngoài những ưu điểm nói trên thì hàm duy trì tháo lắp kim loại còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau:
Hàm duy trì giúp cố định răng bằng sợi dây thép có thể có hình dạng trơn hoặc xoắn, chúng được gắn cố định bằng composite vào mặt trong của các răng trước thường là các răng số 1, 2, 3. Với loại khí cụ duy trì này bạn sẽ không thể tự tháo rời được mà cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nha khoa.
(Hàm duy trì cố định mặt trong tại Peace Dentistry)
Có khả năng giữ răng cố định, không bị chạy lại cực kỳ tốt do sự vững chắc của kết cấu và dây kim loại. Loại hàm này vô cùng hữu ích cho những trường hợp niềng răng bắt buộc phải nhổ răng.
Vì được gắn bằng composite vì thế nên đôi khi có thể bị bung ra, bạn cần phải đến gặp bác sĩ sớm nhất để gắn lại. Do nằm ở mặt trong của răng nên việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là vô cùng quan trọng và bạn cần phải thực hiện việc đó thật cẩn thận không khác gì lúc đeo niềng răng.
Trải qua một giai đoạn dài chỉnh nha, nhiều bạn nhận thấy răng đã chắc khoẻ và đều đẹp nên vô tư ăn uống và không quan tâm đến việc đeo hàm duy trì. Tuy nhiên bạn không hề hay biết rằng, sau khi niềng thông thường răng sẽ gặp áp lực mô mềm trong tiến trình niềng răng, đồng thời xương và răng cũng chưa kịp thích ứng với sự thay đổi. Thời điểm này răng cực kỳ dễ xô lệch và chạy lại vị trí trước đó gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khoẻ và tiền bạc của bạn.
Vì vậy, sau khi niềng răng xong yếu tố đầu tiên Bác sĩ dặn bạn là cần phải đeo hàm duy trì thường xuyên để đảm bảo kết quả răng, giữ cho răng ổn định, không bị xô lệch, chạy về vị trí trước đó. Cho tới khi răng, xương, nướu của bạn đã thích ứng được với sự thay đổi của hàm và được bác sĩ xác nhận, bạn mới có thể giảm tần suất mang khí cụ duy trì xuống.
Theo khuyến nghị của bác sĩ, thời gian đeo hàm duy trì ít nhất là 6 tháng, trong khoảng thời gian này bạn cần phải đeo liên tục chỉ tháo ra vào lúc ăn uống hoặc khi vệ sinh răng miệng. Sau khoảng thời gian này, bạn chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ, càng về sau thời gian đeo khí cụ duy trì sẽ càng giảm dần, chỉ cần đeo cách ngày là được.
Thời gian đeo máng duy trì nên bằng với thời gian niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi bác sĩ kiểm tra lại răng đã ổn định hoàn toàn sẽ chỉ định kết thúc tiến trình đeo máng duy trì. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đeo hàm duy trì bạn vẫn cần phải đến nha khoa tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi kết quả sau khi niềng răng và đảm bảo hàm răng của bạn đã ổn định hoàn toàn, không bị tái phát lại nữa.
Lúc đang đeo niềng răng thì vấn đề vệ sinh răng miệng cần nên thật kỹ càng và khi đeo hàm duy trì thì việc vệ sinh cũng không được phép qua loa. Bạn nên giữ thói quen đánh răng sạch sẽ, dùng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng,… để làm sạch tất cả những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng.
Trong khoảng thời gian niềng răng chắc chắn bạn đã quá quen với việc đi gặp nha sĩ hàng tháng để kiểm tra răng miệng. Mặc dù từ khi tháo niềng, số lần các lần tái khám sẽ giảm đi nhưng bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ theo lịch hẹn định kỳ để kiểm tra các thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất của hàm răng.
Đôi khi hàm răng sẽ bị xô lệch một ít kể từ sau khi tháo mắc cài, nếu vấn đề này xảy ra bạn cần phải thay đổi khí cụ duy trì của mình để phù hợp với hình dạng mới của hàm răng. Trường hợp nếu răng bị dịch chuyển do mất răng hoặc do nguyên nhân khác thì bác sĩ sẽ chỉ định gắn hàm duy trì cố định cho bạn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến răng bị xô lệch vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận trong vài tháng sau khi tháo niềng. Khi răng bạn đã ổn định bạn sẽ ít phải tới nha khoa để kiểm tra hơn.
Hàm duy trì được xem như một dụng cụ để bảo vệ hàm răng mới của bạn khỏi những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí những việc đơn giản như ăn, ngủ cũng đều có thể làm cho răng bị xô lệch, chính vì thế bạn cần đeo thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra bạn cũng cần phải thực hiện một số biện pháp để giữ gìn, bảo vệ máng duy trì của mình như sau:
Những thói quen xấu mở các vật cứng như: bút, nắp bia,… bằng răng hoặc ngủ nghiến răng có thể làm răng bị xô lệch vì thế bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Xoay quanh việc đeo hàm duy trì có rất nhiều câu hỏi được đặt ra bởi đây chính là bước mấu chốt đóng vai trò quan trọng duy trì hiệu quả niềng răng. Nha Khoa Peace Dentistry sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc phổ biến nhất về khí cụ duy trì sau niềng răng thông qua những câu hỏi dưới đây:
Nếu như niềng răng khiên cho bạn cảm thấy đau nhức, không thoải mái lúc bắt đầu đeo niềng thì hàm duy trì ngược lại, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu chút nào. Lý do là bởi vì bạn đã có 1 khoảng thời gian quen thuộc với sự có mặt của khí cụ chỉnh nha trong miệng. Do đó, lúc đeo máng duy trì cũng giống như lúc bạn đeo khí cụ chỉnh nha, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu trong việc ăn uống hàng ngày nữa.
Bình thường kể từ sau khi tháo niềng, bạn chỉ cần đeo hàm duy trì thêm một khoảng thời gian rồi tháo ra. Nhưng đối với nhiều trường hợp đặc biệt phải đeo khí cụ duy trì cả đời. Vậy liệu bạn có nằm trong trường hợp đặc biệt trên không còn tùy thuộc vào kết quả thăm khám, chụp phim kỹ lưỡng. Nếu như răng của bạn quá yếu, không thể ổn định tại vị trí vừa mới sau khi niềng răng thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn luôn đeo khí cụ duy trì để đảm bảo an toàn cấu trúc khuôn hàm.
Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp răng bị xô lệch sau khi tháo máng duy trì do bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng miệng của bạn không chính xác. Vậy nên, bạn hãy chọn lựa địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín để bảo đảm không xảy ra những rủi ro trong quá niềng răng.
Việc ăn uống trong khoảng thời gian đeo hàm duy trì cần lưu ý. Thời gian này răng vẫn chưa hết nhạy cảm nên bạn cần phải tránh các món dai cứng, quá nóng, quá lạnh, quá nhiều đường hay những món ăn nhiều axit.
Ngoài ra, việc vệ sinh máng duy trì và vệ sinh răng miệng cũng cần được thực hiện mỗi ngày ít nhất 2 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những điều mà bạn cần biết về hàm duy trì sau khi niềng răng. Bạn đã mất tới 1 đến 2 năm để có được hàm răng đều đặn như bây giờ vậy thì còn ngại gì mà không đeo khí cụ duy trì thêm vài tháng để bảo vệ hàm răng một cách tốt nhất. Chúc bạn có một nụ cười rạng rỡ, xinh đẹp dài lâu!
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại Học Y Dược TPHCM – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: 04 Cơ Sở tại TP.Hồ Chí Minh:
Hotline: 1900 2102 / 0943 563 565
Website: https://nhakhoapeace.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/PeaceDentistry
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@peacedentistry7103
Group Niềng Răng Peace Dentistry: https://www.facebook.com/groups/621134595433947
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@nhakhoapeacedentistry
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)