Khi niềng răng trong một số trường hợp bác sĩ thường kết hợp nâng khớp cắn trong khi đang kéo răng. Vậy, nâng khớp cắn là gì? Khi nào nên áp dụng chỉ định này? Nâng khớp cắn có đau không? Tất cả các thắc mắc sẽ được Bác sĩ tại Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp qua bài viết dưới đây.
Là việc sử dụng các khí cụ nha khoa để ngăn cho răng hàm trên và hàm dưới ít tiếp xúc với nhau. Khí cụ nâng khớp có thể được đặt ở vùng răng hàm hoặc răng cửa để điều chỉnh khớp cắn từ từ. Sau điều trị tình trạng lệch khớp cắn sẽ được cải thiện đáng kể, đảm bảo khả năng ăn nhai tốt hơn.
(Nâng khớp hàm khi niềng răng là trường hợp phổ biến)(**)
Bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật này nếu bạn thuộc các trường hợp sau:
Loại khớp cắn này thường khó phát hiện mà chỉ có thể nhận biết khi cười. Người bị khớp cắn chéo thường có nhiều răng mọc lộn xộn trên cung hàm, khoảng cách các răng có thể sát khít hoặc rất thưa. Khi cắn hai hàm lại với nhau sẽ có sự chênh lệch về bên trái hoặc bên phải.
(Người bị khớp cắn chéo thường gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai)(**)
Khớp cắn sâu hay còn gọi hô hoặc vẩu. Nguyên nhân là do xương hàm trên phát triển quá mức dẫn đến hàm trên bao phủ ¾ khu vực răng hàm dưới. Khi ngậm miệng ở trạng thái nghỉ sẽ không hoặc trông thấy rất ít hàm răng dưới.
Người bị khớp cắn ngược hay còn gọi là móm. Tình trạng này rất dễ nhận biết khi nhìn ở góc nghiêng khuôn mặt. Phần môi dưới có xu hướng chìa ra hẳn so với môi trên. Trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân sẽ có phần cằm chìa hẳn ra bên ngoài làm cho khuôn mặt rất mất thẩm mỹ.
(Khớp cắn ngược là tình trạng răng miệng thường gặp)(**)
Để nâng khớp bác sĩ thường dùng 2 loại khí cụ sau đây:
Máng nâng khớp cắn thường dùng để điều trị cho người có khớp cắn chéo. Khí cụ này được làm từ vật liệu nhựa nha khoa có tác dụng hạn chế sự va chạm giữa hàm trên và hàm dưới. Dưới lực tác động từ máng nhựa này khớp cắn chéo sẽ dần được cân đối trở lại.
Cục nâng khớp cắn thường được gắn ở răng cửa và phù hợp cho trường hợp có khớp cắn sâu. Cục nâng khớp có thể được làm từ nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác. Chúng có tác dụng không cho răng cửa đẩy lên quá cao khi ăn nhai hoặc khi khép miệng lại. Nhờ vậy mà các khí cụ niềng có thể tạo lực tác động dễ dàng lên răng giúp chúng di chuyển nhanh chóng và đều đẹp.
(Cục nâng khớp cắn được gắn ở mặt trong của răng nên có thể đảm bảo tốt về mặt thẩm mỹ)(**)
Để trả lời câu hỏi của khách hàng “nâng khớp cắn có đau không” thì câu trả lời là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người cảm thấy đau trong khi số khác lại thấy bình thường. Một số trường hợp cho biết là gặp tình trạng khó chịu, cảm thấy hơi vướng và mỏi miệng khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ diễn ra vài ngày đầu. Sau khi quen dần bạn có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
Thông thường, thời gian nâng khớp sẽ kéo dài từ 3 – 12 tháng. Tùy thuộc vào mức độ lệch khớp cắn ở mỗi người là nặng hay nhẹ sẽ có sự chênh lệch về thời gian. Do đó, để biết chính xác thời gian để nâng khớp bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và lên phát đồ điều trị phù hợp.
Trong quá trình nâng khớp hàm kết hợp với niềng răng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đây là một thủ thuật nha khoa tương đối phức tạp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả sau điều trị bạn nên ưu tiên lựa chọn địa điểm nha khoa uy tín. Peace Dentistry là một trong những hệ thống nha khoa hàng đầu tại khu vực phía nam. Với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha giỏi, tay nghề cao đã và đang điều trị các ca nâng khớp hàm kết hợp chỉnh nha từ đơn giản đến phức tạp cực kỳ thành công.
(Kết quả điều trị niềng răng được thực hiện tại Peace Dentistry)(**)
Vệ sinh răng miệng có vai trò vô cùng quan trọng khi chỉnh nha và nâng khớp hàm. Việc có hệ thống khí cụ trên răng sẽ gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh. Để hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng trong thời gian này bạn nên sử dụng các loại bàn chải đánh răng chuyên dụng. Sau khi đánh răng nên sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để lấy đi hết các mảng bám thức ăn còn sót lại. Cuối cùng là dùng nước súc miệng để loại bỏ đi hoàn toàn vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Vài ngày đầu khi mới đeo khí cụ nâng khớp hàm và và khí cụ niềng sẽ khá khó chịu. Việc lựa chọn ăn các thực phẩm cứng, dẻo trong giai đoạn này sẽ làm cơn đau thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn nên lựa chọn ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, cơm… vừa để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất vừa không phải tác động đến lực ăn nhai quá nhiều.
(Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai khi mới gắn nâng khớp hàm)(**)
Bác sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng và là người quyết định đến kết quả điều trị của bạn. Do đó, để đảm bảo đúng tiến trình điều trị bạn nên tái khám đúng lịch hẹn. Mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ kiểm tra tốc độ di chuyển của răng, mức độ thay đổi của khớp cắn… Việc tái khám đều đặn sẽ giúp bác sĩ kiểm soát tốt quá trình chỉnh nha thậm chí có thể rút ngắn được thời gian chữa trị.
Mục đích của nâng khớp khi niềng răng là giúp khắc phục hiệu quả các trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng mà niềng răng chưa cải thiện được. Đây được xem như là phương pháp để hỗ trợ khi niềng giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tối ưu.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nâng khớp hàm chỉ giúp cân chỉnh khớp cắn trở nên đều đặn và không ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Do đó bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về nâng khớp cắn. Đây được xem là phương pháp bổ trợ giúp cho quá trình niềng răng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau điều trị không những giúp khớp cắn trở nên chuẩn mà còn giúp răng đều đẹp góp phần cải thiện chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ đáng kể. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)