banner trang chủ

TẬT ĐẨY LƯỠI – TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


Tật đẩy lưỡi là 1 thói quen xấu diễn ra trong vô thức và có rất nhiều người mắc phải. Vậy, tật đẩy lưỡi gây ra những tác hại gì? Làm thế nào để khắc phục? Bài viết dưới đây Nha Khoa Peace Dentistry sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi nhé!

I/ Tật Đẩy Lưỡi Là Gì? Ai Thường Mắc Phải?

Khi ở trạng thái nghỉ lưỡi sẽ nằm hoàn toàn trên vòm họng. Tật đẩy lưỡi sẽ được nhận biết khi đầu lưỡi có xu hướng đẩy vào các răng cửa ở hàm trên hoặc hàm dưới. Trong nhiều trường hợp lưỡi có thể đẩy các răng ở bên trái, phải của cung hàm.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tật xấu này nhưng phần lớn sẽ xảy ra nhiều ở trẻ em do các bé chưa có ý thức việc để lưỡi như thế nào là đúng cách. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ nhỏ có thói quen đẩy lưỡi thường dao động từ 60 – 90%.

tật đẩy lưỡi

(Tật đẩy lưỡi có thể làm lệch khớp cắn, thay đổi cấu trúc xương hàm)(**)

II/ Nguyên Nhân Gây Tật Đẩy Lưỡi:

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, cụ thể là:

1. Nguyên nhân tiên phát:

Tình trạng rối loạn thần kinh cơ ở trẻ do trẻ không thay đổi thói quen nuốt từ lúc sơ sinh. Điều này sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đưa đầu lưỡi lên hàm trên thậm chí là không chạm lên trên được.

2. Nguyên nhân thứ phát:

  • Một số thói quen xấu từ nhỏ của trẻ như: mút ngón tay, ngậm núm vú giả, mất răng sữa sớm…
  • Trẻ mắc các bệnh lý viêm amidan, dị ứng…
  • Cấu trúc lưỡi có sự bất thường: phanh lưỡi ngắn, lưỡi to, vướng thắng lưỡi…

Cho dù trẻ đã mắc 1 trong các triệu chứng trên đều có thể là nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi.

nguyên nhân gây tật đẩy lưỡi

(Mút tay là tật xấu thường gặp ở trẻ nhỏ)(**)

III/ Tật Đẩy Lưỡi Có Nguy Hiểm Không?

Dưới đây là một số tác hại của hành động đẩy lưỡi lâu ngày không được khắc phục:

1. Khớp cắn hở:

Là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng nhất. Nhóm răng cửa bị hở có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi khép răng ở trạng thái nghỉ. Việc khớp cắn giữa hai hàm không khép chặt được với nhau sẽ gây ra khó khăn khi nghiền nát thức ăn.

2. Răng hô vẩu:

Nếu đẩy lưỡi xảy ra ở răng hàm trên quá nhiều có thể dẫn đến trường hợp răng hô, vẩu. Đây là dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến vừa có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai vừa làm mất tính thẩm mỹ. Đặc biệt là khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy vùng miệng có xu hướng chìa ra ngoài quá nhiều gây mất cân đối toàn bộ khuôn mặt.

3. Răng thưa:

Răng thưa có thể do có răng mọc ngầm bên dưới làm xô đẩy các răng trên cung hàm hoặc cũng có thể xuất phát từ tật xấu đẩy lưỡi. Răng thưa quá nhiều sẽ làm rối loạn chức năng ăn nhai, lệch khớp cắn làm biến dạng khung hàm, khuôn mặt mất cân đối.

tật đẩy lưỡi có nguy hiểm không

(Tình trạng răng thưa làm rối loạn khớp cắn)(**)

4. Ảnh hưởng đến phát âm:

Những răng quyết định lớn đến phát âm là răng cửa, răng cửa bên, răng nanh. Nếu các răng này mọc lệch, mọc thưa do hành động đẩy lưỡi sẽ làm cho việc phát âm bị ảnh hưởng. Khi giao tiếp bạn sẽ khó phát âm tròn chữ.

IV/ Cách Khắc Phục Tật Đẩy Lưỡi Hiện Nay:

Khi nhận thấy răng của trẻ có những dấu hiệu bất thường ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để kiểm tra. Tại Peace Dentistry, tùy theo mức độ răng xô lệch của trẻ bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong các giải pháp sau:

1. Sử dụng khí cụ trong miệng:

Có các loại khí cụ như: hàng rào chặn lưỡi, nút chăn lưỡi, thanh khẩu cái… Tùy thuộc vào từng trường hợp của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định loại khí cụ phù hợp.

2. Thực hiện các bài tập luyện thói quen đặt lưỡi đúng:

Mewing cũng là một trong những bài tập lưỡi hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Kỹ thuật này khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt lưỡi sao cho đúng cách, đúng vị trí và ép cong lưỡi lên vòm miệng trên là được.

cách khắc phục tật đẩy lưỡi

(Mewing là bài tập hướng dẫn đặt lưỡi đúng cách và dễ thực hiện)(**)

3. Niềng răng:

Trường hợp các răng đã bị xô lệch, sai khớp cắn do đẩy lưỡi trong thời gian dài. Để cải thiện tối ưu bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng. Để điều trị bác sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài, dây cung, dây thun hoặc khay trong suốt để tạo lực tác động lên răng. Sau điều trị, các răng sẽ được di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn chuẩn được khôi phục, các đường nét trên khuôn mặt trở nên cân đối và cải thiện tính thẩm mỹ đáng kể.

niềng răng trẻ em khắc phục tật đẩy lưỡi

(Kết quả niềng răng được điều trị tại Peace Dentistry)(**)

Xem thêm: Niềng răng trẻ em và những điều cần biết

Hy vọng thông tin về tật đẩy lưỡi ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)