Khi mọc răng ngoài biểu hiện sốt nhẹ, chảy nước dãi nhiều bé thường kèm theo triệu chứng hôi miệng. Vậy, bé bị hôi miệng khi mọc răng có sao không? Giải pháp khắc phục là gì? Để biết thêm thông tin hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu bài viết dưới đây.
Em bé bị hôi miệng khi mọc răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết mọc răng ở trẻ là ngứa nướu răng và chảy nước dãi nhiều. Để giảm bớt cảm giác khó chịu các bé thường thích gặm, cắn đồ chơi. Nếu đồ chơi không được tiệt trùng sẽ làm lây lan vi khuẩn sang miệng và gây ra tình trạng hôi miệng.
Ba mẹ không thường xuyên vệ sinh răng cho trẻ hoặc trẻ chải răng sai cách sẽ không loại bỏ hết vi khuẩn gây hại cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ bị hôi miệng khi mọc răng
Một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, các bệnh liên quan đến dạ dày hoặc đường ruột cũng có mối liên hệ mật thiết làm cho hơi thở của bé có mùi khó chịu.
(Bé bị hôi miệng khi mọc răng là tình trạng phổ biến)(**)
Những bé từ 3 tuổi trở lên nếu bị hôi miệng thường xuyên sẽ gây cản trở đến quá trình giao tiếp của bé. Mặt khác, như đề cập ở trên có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ. Ba mẹ cần chú ý quan sát trẻ kỹ hơn, nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa bé đi kiểm tra để được chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
Để khắc phục triệu chứng hôi miệng khi mọc răng ở trẻ ba mẹ có thể áp dụng các giải pháp sau đây:
Đối với em bé dưới 1 tuổi lúc này chưa thể tự vệ sinh răng miệng được ba mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối sinh lý để làm sạch các mảng bám còn sót lại trên răng. Những bé trên 3 tuổi ba mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách 2 lần/ngày bằng bàn chải có nhiều hình thù đáng yêu để trẻ có thể hợp tác dễ dàng hơn.
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt và giảm các loại gia vị như hành, tỏi, cà ri…Đây đều là những thực phẩm làm gia tăng mảng bám và gây hôi miệng ở trẻ. Thay vào đó nên chế biến món ăn ít gia vị, tăng tường rau xanh, trái cây các loại để hạn chế sự hình thành mảng bám và gây mùi khó chịu ở trẻ.
Ba mẹ nên vệ sinh, tiệt trùng đồ chơi của trẻ thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn gây hại giúp ngăn ngừa các bệnh lý cho trẻ
(Nên vệ sinh, tiệt trùng, khử khuẩn đồ chơi cho trẻ em thường xuyên)(**)
Dùng chanh chữa hôi miệng cho bé là cách làm được nhiều mẹ áp dụng. Bạn chỉ cần pha một ít chanh cùng mật ong với 50 – 100ml nước ấm cho trẻ uống. Tuy nhiên tính axit trong chanh có thể gây ảnh hướng đến men răng của trẻ nên mẹ chỉ nên áp dụng cách này mỗi tuần từ 3 – 4 lần.
Mật ong với đặc tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả. Sau khi đánh răng, hãy chà xát một lượng nhỏ mật ong vào khoang miệng trẻ từ 3-5 phút. Nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi cải thiện.
Rau húng quế có vị cay, tính ấm được dùng để chữa bệnh viêm họng, ho, đau đầu rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn giúp chữa sâu răng và cài thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả. Để thực hiện bạn rửa sạch 1 nắm lá húng quế và đun dôi để lấy nước. Sau đó để nguội và lấy nước này cho trẻ súc miệng từ 1 – 2 lần/ngày. Nên áp dụng đều đặn cho đến khi triệu chứng hôi miệng đã cải thiện
Trong lá mùi tàu (ngò gai) có chứa nhiều hoạt chất như vitamin C, glucid, protid… có công dụng chữa trị và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Để áp dụng cách chữa dân gian này bạn lấy khoảng 50gr lá mùi tàu hòa cùng 1 muỗng muối tinh và xay nhuyễn. Chắc lấy nước cốt dùng để súc miệng mỗi ngày, mỗi lần cho trẻ ngậm từ 3-5 phút sau đó súc miệng sạch với nước.
(Cải thiện tình trạng răng cho trẻ bằng rau mùi tàu là mẹo được nhiều mẹ lựa chọn)(**)
Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng khi mọc răng ở trẻ ba mẹ có thể làm theo các cách sau:
Cho dù trẻ dưới 1 tuổi hay trên 3 tuổi vẫn nên chú trọng vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Mẹ nên dùng gạc để vệ sinh răng cho trẻ dưới 1 tuổi và hướng dẫn chải răng đúng cách cho trẻ trên 3 tuổi.
Nhắc trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Khi khoang miệng đủ độ ẩm sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại từ đó sẽ ngăn ngừa được triệu chứng hôi miệng
Thay bình sữa thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ mỗi khi bú bình.
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có mùi như bánh kẹo ngọt, hành tỏi…thay vào đó nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để giảm mảng bám, ít mắc bệnh lý răng miệng.
(Nên cho bé ăn nhiều rau xanh, rau củ luộc, trái cây tươi)(**)
Trẻ em ở mỗi giai đoạn chế độ ăn cũng sẽ có nhiều sự thay đổi. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn, chế biến đa dạng nhiều món ăn và chú ý nên cho trẻ ăn nhạt, nêm nếm ít gia vị nhất có thể.
Nên đưa trẻ thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để lấy vôi răng (nếu có) và làm theo một số chỉ dẫn từ bác sĩ để chăm sóc, bảo vệ răng của trẻ tốt hơn.
Khi tiếp xúc gần với bé bạn có thể cảm nhận được mùi hôi từ miệng, hoặc khi bé cười, giao tiếp mùi hôi sẽ cảm nhận được rõ hơn.
Thông thường dấu hiệu này sẽ kéo dài từ lúc mọc răng đến khi răng đã trồi lên hoàn tất. Tuy nhiên, nếu ba mẹ phát hiện sớm và có cách xử lý kịp thời thì chúng chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn.
Nếu ba mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng hôi miệng của mẹ không thuyên giảm. Khi đó ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định được nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp.
Hy vọng thông tin về bé bị hôi miệng khi mọc răng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)