banner trang chủ

Các trường hợp niềng răng phổ biến tại Peace Dentistry


Niềng răng không chỉ khắc phục tình trạng hô, móm, khấp khểnh,… Niềng răng còn được chỉ định cho rất nhiều trường hợp khác. Dưới đây là các trường hợp niềng răng phổ biến được chỉ định niềng răng tại Peace Dentistry.

1/ Hô (Vẩu, Khớp Cắn Hạng 2, Cắn Xuôi):

Đây là tình trạng do răng, xương hoặc do cả hai nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ nụ cười, mất cân đối khuôn mặt, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, phát âm, ngoài ra hô còn có thể đi kèm là hiện tượng cười hở nướu. Hô có thể do xương hàm (hô hàm) hoặc do răng (hô do răng) hoặc cả hai nguyên nhân. Hô là một trong 3 dạng sai khớp cắn phổ biến nhất tại Peace Dentistry.

2/ Móm (Cắn Ngược, Khớp Cắn Hạng 3):

Móm được đặc trưng bởi hàm dưới chìa ra phía trước và phủ ngoài hàm trên và khi nhìn nghiêng có thể thấy cằm nhô ra phía trước làm mất cân đối khuôn mặt. Móm thường có thể do xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển hoặc do cả hai nguyên nhân.

3/ Răng Chen Chúc (Khấp Khểnh):

Răng chen chúc (răng mọc lệch, răng khấp khểnh) là trường hợp cũng rất phổ biến và chiếm tỉ lệ cao trong các dạng rối loạn khớp cắn. Răng chen chúc xảy ra khi răng không đủ chỗ để mọc một cách bình thường trên cung hàm từ đó chúng chèn ép nhau và mọc lệch lạc.

4/ Răng Thưa (Hở Kẽ Răng):

Răng thưa là tình trạng răng trên cung hàm mọc cách xa nhau, không sát khít từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười.

5/ Khớp Cắn Sâu:

Khớp cắn sâu thể hiện sự bất cân đối của hai hàm trên – hàm dưới khiến cho hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên.

6/ Khớp Cắn Hở:

Người bị khớp cắn hở thường có biểu hiện như sau: khi cắn ở trạng thái bình thường thì hai hàm không cắn khít được vào nhau, có thể nhìn thấy đầu lưỡi qua khe hở khi giao tiếp. Cắn hở ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười còn gặp nhiều khó khăn trong việc cắn xé thức ăn.

7/ Khớp Cắn Chéo:

Khớp cắn chéo được định nghĩa là sự sai lệch của hàm răng khi mà các răng trên cung hàm chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau, phá vỡ sự đối xứng hoàn toàn của hai hàm răng trên và dưới đồng thời gây ra sự mất cân đối hài hòa của toàn bộ răng trên cung hàm.

Tuy hai hàm răng không cân đối nhưng khớp cắn chéo lại ít có biểu hiện ra ngoài. Khi nhìn vào khuôn mặt của người đối diện, bạn khó có thể phát hiện ra người đó có bị khớp cắn chéo hay không, nhưng khi nở nụ cười họ sẽ không được tự nhiên và kém thẩm mỹ hơn. Sai lệch khớp cắn chéo có thể thấy rõ khi quan sát răng cửa.

8/ Khớp Cắn Đối Đầu:

Khớp cắn đối đầu còn được gọi là khớp cắn đối đỉnh, đặc điểm nhận biết là nhóm răng cửa hàm trên và hàm dưới chạm đỉnh răng vào nhau khi ngậm miệng. Người bị khớp cắn đối đầu sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai và thường bị các tổn thương răng cửa như: mẻ răng, mòn răng…

9/ Niềng Răng Cho Các Trường Hợp Mất Răng:

Bao gồm 2 trường hợp phổ biến sau:

  • Khách hàng mất răng số 6 hoặc số 7 nhưng còn răng khôn và răng số 8 mọc tốt. Lúc này bác sĩ có thể niềng răng để di chuyển răng khôn về thế vào vị trí số 7, hoặc di chuyển số 7 về vị trí số 6. Với cách làm này giúp khắc phục tình trạng mất răng mà không cần cấy ghép Implant.
  • Khách hàng mất răng nhiều năm, dẫn đến răng xô lệch, khoảng mất răng hẹp không đủ không gian để trồng răng Implant. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng tạo khoảng để cấy ghép Implant. Đây là trường hợp cũng phổ biến tại Peace Dentistry.

Đặc Biệt Lưu Ý:

Tại Peace Dentistry, qua thống kê và cho thấy rất nhiều khách hàng bị cùng lúc nhiều vấn đề kết hợp lại như vừa hô, vừa răng chen chúc, vừa cười hở lợi và kể cả mất răng. Và nếu bạn rơi vào các trường hợp này thì cũng hoàn toàn yên tâm. Niềng răng hoàn toàn mang lại hiệu quả cao dù bị cùng lúc nhiều vấn đề, kể cả là rất phức tạp. Thực tế tại Peace Dentistry là minh chứng đáng tin cậy nhất!

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)