Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng có sao không? Nguyên nhân đánh răng bị chảy máu và cách chữa trị bệnh lý này như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Là tình trạng chân răng bị chảy máu ở một hoặc nhiều răng. Tần suất có thể xảy ra thường xuyên hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề hoặc do bệnh lý toàn thân gây nên.
(Chảy máu chân răng khi đánh răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người)(**)
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng khi đánh răng:
Viêm nướu (lợi) là tình trạng mô nướu trở nên sưng viêm, chân răng dễ chảy máu. Nguyên nhân là do vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều tại các đường viên nướu, kẽ chân răng không được vệ sinh đúng cách.
Viêm lợi nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng viêm nha chu. Khi đó khoang miệng sẽ chứa đầy vi khuẩn. Chúng sẽ tấn công lên hệ thống mô nướu làm mất dần mô nướu, chảy máu răng xảy ra thường xuyên hơn kéo theo răng lung lay, tiêu xương nghiêm trọng và cuối cùng là mất răng.
Áp xe thường được nhận biết thông qua việc xuất hiện một cục u nhỏ trên nướu răng ở hàm trên hoặc hàm dưới. Bệnh lý này gây ra những cơn đau nhức dữ dội và kèm theo các triệu chứng như: chảy mũ, chảy máu chân răng, sưng mặt, sốt…
Răng sâu, viêm tủy răng gây viêm nướu và thường bị chảy máu ở khu vực răng bị tổn thương.
Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh thường có sự thay đổi hàm lượng hormone estrogen và progesterone. Khi nội tiết tố tăng cao sẽ làm làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu. Sự thay đổi này sẽ làm nướu răng bị đỏ, răng dễ chảy máu, đôi khi xuất hiện các vết loét ở miệng và sưng đau.
(Nội tiết tố thay đổi ở mẹ bầu có thể dễ gây ra các bệnh lý răng miệng)(**)
Chế độ ăn bị thiếu chất nghiêm trọng đặc biệt là vitamin K, C sẽ ảnh hưởng đến việc làm đông máu trong cơ thể và dễ gây chảy máu răng.
Sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý như: tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư… sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ trong đó có chảy máu nướu răng.
Dùng bàn chải đánh răng quá cứng, chải răng theo chiều ngang với lực chải mạnh sẽ không làm sạch hết các mảng bám mà còn gây chảy máu nướu răng.
(Dùng bàn chải quá cứng, chải răng sai cách rất dễ làm nướu răng bị chảy máu)(**)
Viêm gan, xơ gan, ung thư gan làm suy giảm chức năng gan và có thể dẫn đến chảy máu nướu răng.
Chảy máu chân răng nếu chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra và với tần suất thấp thì chúng sẽ không gây nguy hiểm cho cơ thể. Ngược lại, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên không những gây hạn chế khi ăn nhai mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng hoặc bệnh toàn thân khác. Lúc này bạn nên tiến hành để thăm khám, xét nghiệm để được chẩn đoán, chữa trị càng sớm càng tốt.
Trước khi sử dụng thuốc bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng và kèm theo một số loại nước súc miệng để khôi phục lại mô nướu. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu vẫn còn tiếp diễn, khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kê toa một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm như: tetracyline, amoxicillin, penicillin…
Nước muối với đặc tính là sát khuẩn cao có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả. Sau khi đánh răng bạn nên ngậm một ngụm nước muối vừa phải và súc miệng trong vòng 30 giây. Thực hiện cách làm này tại nhà từ 2-3 lần/ngày cho đến khi cải thiện.
(Súc nước muối thường xuyên có thể làm giảm tình trạng chảy máu chân răng)(**)
Trong lá bạc hà có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, làm mát, cải thiện tình trạng viêm nướu, chảy máu răng hiệu quả. Bạn chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào khu vực răng đang tổn thương và để yên từ 2 – 3 phút. Sử dụng mỗi ngay từ 2 – 3 lần cho đến khi cải thiện.
Bột quế chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm dùng để chữa nhiều bệnh lý răng miệng. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê bột quế với 1 muỗng nước và tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó bôi chúng lên vùng răng bị chảy máu để yên từ 3 – 5 phút rồi rửa sạch với nước. Có thể áp dụng mẹo này từ 2 -3 lần/ngày.
Vệ sinh sạch răng miệng mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, đánh răng từ 2 -3 lần/ngày. Bạn nên kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để lấy sạch mảng bám còn sót lại sau khi đánh răng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp thêm nhiều khoáng chất cần thiết cho răng và cơ thể.Tăng cường bổ sung thêm canxi, vitamin C và K để hạn chế thiếu hụt khoáng chất làm chảy máu chân răng.
(Nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn đa dạng các nhóm thực phẩm)(**)
Khi căng thẳng kéo dài bạn thường xuất hiện triệu chứng nghiến răng trong vô thức hoặc trong giấc ngủ. Kiểm soát tốt cẳng thẳng tình trạng nghiến răng sẽ biến mất, súc khỏe răng miệng cũng trở nên tốt hơn.
Không ăn ngọt quá nhiều, hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, ngưng hút thuốc lá…sẽ giúp hạn chế mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Nên có thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để lấy vôi răng hoặc điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có).
(Nên kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần)(**)
Để đảm bảo an toàn và tối ưu kết quả chữa trị bạn nên nên ưu tiên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín. Peace Dentistry tự hào là một trong những hệ thống nha khoa uy tín hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ giỏi và phục vụ hơn hàng trăm ngàn khách hàng mỗi năm. Đây đã và đang là địa điểm được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý răng miệng.
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia RHM giỏi chuyên môn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Hầu hết các bác sĩ đã qua đào tạo các khóa học nâng cao, sau đại học và đã có chứng chỉ hành nghề… Hơn 40% các bác sĩ đã từng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Bác sĩ tổng quát tay nghề cao, thao tác chuẩn xác, an toàn và hạn chế đau nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
(Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tại nha khoa uy tín Peace Dentistry)(**)
Nha khoa được đầu tư các trang thiết bị, công nghệ hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: ghế nha Kavo Premium Osstem, máy CT Cone Beam, máy Xquang 3 chiều kỹ thuật số Gendex GXDP-700 Series, Itero… giúp chẩn đoán nguyên nhân chính xác và hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị cho khách hàng.
(Hệ thống trang thiết bị tân tiến tại Peace Dentistry)(**)
Phòng tiểu phẫu được vô trùng cự tím để tránh lây nhiễm chéo và đảm bảo an toàn cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra các dụng cụ cũng đã được tiệt trùng, vô trùng bằng tia cực tím trước khi đem vào phòng tiểu phẫu.
Hy vọng thông tin về đánh răng bị chảy máu ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)