Bị đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Đau quai hàm trái là dấu hiệu của bệnh lý gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp cụ thể hơn thông qua bài viết sau đây.
Bị đau quai hàm trái thường được nhận biết qua các dấu hiệu sau:
(Bị đau quai hàm trái gần tai gây ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt của người bệnh)(**)
Bị đau quai hàm trái thường do những nguyên nhân sau:
Một số bệnh lý như viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm xoang bướm… Đặc biệt viêm xoang hàm nguyên nhân do răng miệng thì dịch mũ tiết ra từ mũi hoặc miệng sẽ có mùi hôi. Khi đó bệnh nhân sẽ bị đau âm ĩ hoặc đau dữ dội vùng mặt đặc biệt là 2 bên má.
Là những rối loạn hàm sọ liên quan đến cấu trúc cơ nhai, khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Chúng không những gây rối loạn mà còn làm xuất hiện các cơn đau, thái hóa tại các cấu trúc cân cơ xương khớp thuộc bộ mặt nhai. Bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai cũng như là khả năng cân bằng vùng đầu.
Các bệnh lý sâu răng hàm, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng… đều có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đau quai hàm trái.
Thói quen ngủ nằm sấp, nằm nghiêng 1 bên quá lâu không chỉ tăng áp lực cho cột sống mà còn làm căng cứng, nhức mỏi các cơ đặc biệt là cơ tay, cơ vai, cơ hàm.
Đau dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh số 5) cũng là một trong những nguyên nhân gây đau hàm. Khi bị tai nạn, va đập hoặc chấn thương mạnh lên vùng hàm sẽ làm dây thần kinh bị kích thích và gây ra các cơn đau hàm rất khó chịu.
(Dây thần kinh sinh ba bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây đau xương quai hàm)(**)
Viêm tủy xương là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở mô mềm quanh xương. Thường do tụ cầu vàng gây bệnh hay liên cầu trùng tạo máu. Các vi khuẩn này sẽ thâm nhập vào máu sau khi cơ thể bạn bị gãy xương, nhiễm trùng tai giữa, hoặc mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. Viêm tủy xương có thể diễn biến nhanh chóng hoặc diễn biến từ từ gây ra các cơn đau vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang, mọc ngược vào trong xương hàm không những gây đau hàm dữ dội mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến răng số 7.
Tật nghiến răng thường do thói quen hoặc bị căng thẳng kéo dài gây ra. Khi bạn nghiến răng thường xuyên 2 hàm răng sẽ chịu lực tác động rất lớn. Điều này có thể làm răng dễ bị ê buốt, đau hàm, lệch khớp cắn, mòn men răng…
Để chữa đau quai hàm bên trái tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng mà bạn có thể áp dụng các cách điều trị sau đây:
Chườm ấm sẽ giúp giãn mềm các khối cơ giúp tăng tuần hoàn máu và làm dịu các cơn đau hiệu quả hơn. Khi hàm bị đau bạn có thể thực hiện chườm ấm liên tục cơn đau sẽ thuyên giảm rất nhanh.
Khi chườm lạnh nước đá sẽ giúp làm tê liệt các dây thần kinh bên dưới chân răng sẽ giúp ngắt các cơn đau nhanh chóng. Mỗi khi đau hàm bạn nên thực hiện chườm lạnh từ 10 – 15 phút lên vùng hàm bị đau và có thể áp dụng mẹo này nhiều lần trong ngày.
Bạn có thể tham khảo bài tập sau đây: rửa tay sạch dùng ngón trỏ và ngón cái xoa bóp nhẹ vùng xương hàm kết hợp cử động miệng từ từ từ 3 – 5 lần. Mỗi ngày có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể các cơn đau.
(Massage là cách giúp giảm đau hàm nhanh chóng, hiệu quả)(**)
Nếu cơn đau hàm diễn ra thường xuyên và dữ dội bạn có thể uống một số loại thuốc giảm đau như Hapacol, Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… lưu ý nên uống theo hướng dẫn và liều dùng mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc hay dùng quá liều để tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu bị đau hàm là do răng khôn bạn nên đến nha khoa uy tín có bác sĩ giỏi để tiến hành nhổ răng. Sau khi răng khôn bị nhổ đi không những giúp khắc phục hiệu quả tình trạng đau hàm mà còn giúp giảm thiểu biến chứng răng miệng cho các răng bên cạnh.
Đeo máng chống nghiến là phương pháp có thể giúp giảm đau, ổn định khớp cắn và giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà bạn sẽ đeo máng ở hàm trên hoặc hàm dưới. Vật liệu chế tác ra máng nhai được làm từ silicon hoặc nhựa trong suốt. Để lựa chọn được máng chống nghiến phù hợp bạn nên đến nha khoa uy tín thăm khám, kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành scan răng và chế tác ra máng nhai phù hợp với kích thước răng của mỗi khách hàng.
Niềng răng sẽ là giải pháp tối ưu nếu bạn bị đau hàm do sai lệch khớp cắn (răng hô, răng móm, răng chen chúc, răng khấp khểnh, khớp thái dương hàm…). Để điều trị bác sĩ sẽ gắn lên răng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun hoặc khay trong suốt để tạo lực cho răng di chuyển. Sau khi quá trình niềng răng kết thúc các răng sẽ đều đặn, khớp cắn chuẩn, nụ cười đẹp, tình trạng đau xương quai hàm cũng sẽ dần được khắc phục.
(Khôi phục khớp cắn chuẩn, răng đều đẹp, cải thiện hiệu quả các cơn đau hàm với phương pháp niềng răng)(**)
Phẫu thuật hàm sẽ được chỉ định khi khớp cắn của bạn bị sai lệch nghiêm trọng. Cả răng, hàm đều gặp vấn đề và thủ thuật niềng răng, đeo máng chống nghiến chưa khắc phục triệt để. Tuy nhiên, phương pháp này thường mang tính phức tạp cao và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao. Do đó bạn nên lựa chọn bác sĩ giỏi kết hợp điều trị tại các bệnh viện uy tín có trang thiết bị, máy móc hiện đại để đảm bảo quá trình chữa trị mang lại hiệu quả cao.
Dưới đây là một số lưu ý có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đau quai xương hàm trái
Khi ngủ bạn có thể lựa chọn tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng nhẹ sang bên trái hoặc phải. Nếu nằm nghiêng thì nên kê thêm gối ở giữa 2 chân để bảo vệ cột sống và giúp hạn chế mỏi cơ, đau nhức vai, gáy hoặc hàm mỗi khi thức dậy.
Đánh răng từ 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn với bàn chải lông mềm. Khi chải răng nên dùng lực nhẹ nhàng và chải theo chiều xoay tròn hoặc từ trên xuống để mảng bám được làm sạch tốt hơn. Sau đó nên kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước để lấy đi hết các vụn thức ăn còn bám lại ở các vùng răng hàm.
Hạn chế ăn các thực phẩm có tính dai, cứng, dẻo. Bởi để nghiền nát những thực phẩm này bạn sẽ phải cần một lực ăn nhai rất lớn và rất dễ gây đau, mỏi hàm. Để bảo vệ hàm bạn nên ưu tiên ăn các món mềm như cơm, cháo, súp, sinh tố, các loại rau, củ quả hoặc các thực phẩm dễ nhai nuốt.
Stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nghiến răng, các dây thần kinh trở nên căng cứng dễ gây đau nhức và cơ thể bạn sẽ tích tụ nhiều độc tố. Vì vậy việc cân bằng cảm xúc là điều vô cùng quan trọng. Để giải tỏa áp lực, căng thẳng bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập thiền, yoga, chạy bộ để cơ thể toát mồ hôi. Khi vận động sẽ giúp cải thiện tâm trạng rất hiệu quả và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
(Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân bằng cảm xúc là liệu pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh lý)(**)
Nên điều trị tích cực các bệnh lý răng miệng, bệnh lý toàn thân ở giai đoạn đầu để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.
Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần để chủ động chăm sóc và bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Hy vọng thông tin về đau quai hàm bên trái ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry Quận 7 hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)