banner trang chủ

FLUOR LÀ GÌ VÀ NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG


Fluor là gì? Fluor có những chức năng gì? Bị thiếu hoặc thừa fluor có sao không? Để biết thêm thông tin, hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau đây.

I/ Fluor Là Gì?

Fluor là một khoáng chất tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ men răng. Chúng giúp men răng cứng chắc và ngăn không cho vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh lý răng miệng.

II/ Fluor Có Tác Dụng Gì?

Fluor thường có những tác dụng sau:

1. Vai trò phát triển răng:

Fluor sẽ có tác dụng trong quá trình hình thành men răng và ngà răng. Quá trình tích fluor sẽ diễn ra khi trẻ còn rất nhỏ. Lúc này fluor sẽ kết hợp với canxi để tái tạo men răng. Sau đó chúng còn tham gia tái khoáng hóa men răng khi răng đã hình thành.

2. Vai trò phát triển xương:

Fluor còn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển xương. Khi fluor được bổ sung với liều lượng vừa phải sẽ giúp khôi phục vị trí xương bị gãy nhanh chóng hay chống lão hóa xương rất hiệu quả.

3. Vai trò trong quá trình chuyển hoá canxi, photpho:

Thừa fluor trong cơ thể quá nhiều có thể gây rối loạn chuyển hoa giữa photpho và canxi gây xốp xương. Nếu thiếu fluor thì men răng sẽ yếu và dễ mắc các bệnh lý hơn.

fluor là gì

(Fluor là gì? Đây là một khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển răng và xương ở mỗi người)(**)

III/ Cơ Chế Hoạt Động Của Fluor Trong Việc Bảo Vệ Men Răng:

Fluor hoạt động bằng cách tham gia vào quá trình tái khoáng hóa men răng. Khi chúng tiếp xúc với men răng sẽ giúp tái tạo lớp men đã bị mất do sự tác động của thực phẩm chứa tính axit. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn bằng cách cản trở quá trình chuyển hóa đường thành axit. Điều này làm giảm sự sản sinh axit gây hại cho men răng.

IV/ Lợi Ích Chính Của Fluor Đối Với Sức Khoẻ Răng Miệng:

  • Fluor có tác dụng ở cả trẻ em và người lớn. Nếu cho trẻ bổ sung khoáng chất này sớm trẻ sẽ các ít bị sâu răng tấn công
  • Tái khoáng hóa men răng giúp phục hồi các vùng men răng đã bị mất khoáng làm chúng trở nên cứng hơn và bảo vệ khỏi tác động của vi khuẩn
  • Bổ sung fluor đúng cách sẽ làm giảm tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm
  • Fluor sẽ tạo một lớp bảo vệ trên răng nên có thể ngăn chặn sự ăn mòn do axit từ thực phẩm và đồ uống

V/ Dấu Hiệu Của Việc Thiếu Hụt Fluor:

Thiếu hụt fluor thường được nhận biết qua những dấu hiệu sau:

1. Răng dễ bị sâu và mòn men răng:

Răng dễ bị sâu, mòn men răng ở một hoặc nhiều răng là một trong những dấu hiệu phổ biến khi bị thiếu hụt fluor

2. Răng nhạy cảm và yếu:

Men răng sẽ mỏng và yếu hơn bình thường. Khi ăn uống đồ nóng lạnh, trái cây chua sẽ thường dễ gặp tình trạng ê buốt răng

3. Hình thành các mảng bám và cao răng nhanh chóng hơn:

Răng dễ hình thành mảng bám, cao răng tích tụ thường xuyên hơn

fluor có tác dụng gì

(Thiếu hụt fluor có thể dẫn đến bệnh sâu răng)(**)

VI/ Vì Sao Fluor Có Thể Ngăn Ngừa Sâu Răng:

Như đề cập ở trên, fluor có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ lớp men răng. Khi men răng chắc khỏe thì sẽ giảm được xác suất mắc sâu răng.

1. Tái khoáng hóa men răng:

Fluor giúp cho men răng trở nên chắc khỏe, chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Nhưng trong quá trình sinh hoạt khi bạn tiếp xúc với nguồn nước bị dư thừa fluor, ăn nhiều thực phẩm chứa axit làm mòn đi lớp men răng bên ngoài. Khi đó răng sẽ trở nên suy yếu và dễ mắc bệnh lý đặc biệt là sâu răng. Tuy nhiên, sâu răng nếu phát hiện sớm bác sĩ sẽ can thiệp thủ thuật tái khoáng hóa men răng bằng cách bổ sung fluor sẽ giúp ngăn chặn hình thành các lỗ sâu trên bề mặt răng.

2. Tăng cường độ cứng của men răng:

Canxi kết hợp với fluor sẽ tăng cường khả năng cứng chắc cho răng. Khi men răng chắc khỏe sẽ hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng

3. Ức chế vi khuẩn gây sâu răng:

Fluor còn có tính kháng khuẩn cao nên có thể ức chế sự phát triển và tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.

VII/ Khi Nào Cần Sử Dụng Fluor:

Fluor thường được khuyến khích cho đối tượng đang bị sâu răng hoặc người có men răng yếu. Có rất nhiều cách để bổ sung fluor như thực phẩm ăn uống, sử dụng kem đánh răng hàng ngày, nước súc miệng… Tuy nhiên, hàm lượng fluor ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đưa chúng vào cơ thể.

VIII/ Đối Tường Nào Cần Bổ Sung Fluor:

1. Trẻ em:

a. Lợi ích của fluor đối với răng sữa:

Việc bổ sung fluor sớm cho trẻ khi còn ở giai đoạn răng sữa sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

  • Cường hóa men răng: khoáng chất này tạo sự cứng cáp và chắc khỏe cho bề mặt men răng. Chúng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn, đặc biệt là chủng Streptococus Mutans gây sâu răng
  • Ngăn ngừa sâu răng: Fluor giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, ngăn chặn sự hình thành của các lỗ sâu răng.
  • Chuẩn bị cho răng vĩnh viễn: Bổ sung fluor từ sớm cho trẻ sẽ giúp mầm răng vĩnh viễn được hình thành khỏe mạnh hơn

b. Khuyến nghị về lượng fluor cho trẻ em:

Tùy thuộc vào mỗi độ tuổi mà mỗi giai đoạn trẻ sẽ phải sử dụng một hàm lượng fluor phù hợp. Cụ thể là:

  • Trẻ dưới 3 tuổi: Trẻ dưới 3 tuổi khi đánh răng thường nuốt kem đánh răng thay vì phải nhổ ra ngoài. Do đó, độ tuổi này các nha sĩ thường khuyến cáo không dùng kem đánh răng có chứa fluor
  • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Hàm lượng fluor dành cho trẻ từ 3 – 6 tuổi thường dao động từ 200 – 500ppm
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Từ 6 – 11 tuổi chỉ nên dùng kem đánh răng có hàm lượng fluor tối đa là 1000pm. Nếu trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng kem đánh răng và hàm lượng fluor như người lớn.

fluor có trong thực phẩm nào

(Hàm lượng fluor dành cho trẻ từ 3 – 6 tuổi thường dao động từ 200 – 500ppm)(**)

2. Người trưởng thành:

a. Fluor bảo vệ răng ở người trưởng thành như thế nào?

Bổ sung fluor thường xuyên sẽ giúp men răng được củng cố và thêm chắc khỏe. Điều đó sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, hạn chế tình trạng mòn răng, sâu răng và ngăn ngừa hình thành mảng bám hiệu quả

b. Khi nào cần tăng cường bổ sung fluor ở người trưởng thành:

  • Người có nguy cơ sâu răng cao: Người có răng yếu và men răng mỏng do di truyền hoặc yếu tố khác. Nhóm người này sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng. Do đó nên chủ động dự phòng bằng cách bổ sung fluor thường xuyên nhưng chỉ ở mức độ cho phép.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh: Người có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, nước có gas, trái cây chứa nhiều axit… có thể làm gia tăng nguy cơ sâu răng, mòn men răng. Bên cạnh việc chú trọng chăm sóc răng miệng bạn nên bổ sung thêm fluor.
  • Người bị khô miệng: Khô miệng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây hôi miệng. Khi khoang miệng bị khô vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng tấn công và thâm nhập vào bên trong răng hơn. Nếu bạn hay bị khô miệng ngoài việc bổ sung nước thường xuyên thì có thể bổ sung thêm fluor.

3. Người cao tuổi:

Tác dụng của fluor trong việc bảo vệ ở người cao tuổi

Bổ sung fluor cho người cao tuổi sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Ngăn ngừa sâu răng: Như đề cập ở trên, việc bổ sung fluor cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng sẽ giúp củng cố men răng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả
  • Giảm ê buốt: Fluor giúp bịt kín các ống ngà răng, giảm thiểu cảm giác ê buốt khi răng tiếp xúc với các kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt từ các loại thực phẩm
  • Bảo vệ nướu: Một số nghiên cứu cho thấy fluor có thể giúp giảm viêm nướu và bệnh nha chu.

IX/ Điều Gì Xảy Ra Khi Cơ Thể Thiếu Hoặc Thừa Fluor:

Việc thiếu hoặc thừa fluor có thể gây ra những tác hại sau:

1. Thiếu Fluor:

Thiếu fluor có thể mắc các tình trạng sau:

  • Sâu răng: Khi hàm lượng fluor trong nước dưới 0,5mg/l thì bệnh lý dễ mắc phải nhất chính là sâu răng. Khi thiếu fluor răng sẽ trở nên yếu hơn, men răng mỏng và rất dễ bị vi khuẩn tấn công
  • Răng nhạy cảm: Thiếu fluor có thể khiến răng nhạy cảm hơn với các kích thích nóng, lạnh, chua.

2. Thừa Fluor:

Thừa fluor có thể gặp các tình trạng như:

  • Fluorosis: Đây là tình trạng răng bị đổi màu do tiếp xúc quá nhiều fluor trong thời kỳ hình thành răng. Khi đó, bạn sẽ thấy trên răng có xuất hiện vết đốm trắng, vàng nâu thậm chí là các lỗ nhỏ và bề mặt răng rất nhám.
  • Ảnh hưởng đến xương: Thừa fluor có thể gây ảnh hưởng đến xương bao gồm xương xốp, xương yếu và dễ gãy.

fluor là chất gì

(Răng nhạy cảm, ê buốt gây gián đoạn khi ăn nhai)(**)

X/ Bổ Sung Fluor Cho Răng Bằng Cách Nào?

Có nhiều cách để bổ sung fluor cụ thể là:

1. Sử dụng các thực phẩm giàu khoáng chất fluor:

Các nhóm thực phẩm sau thường chứa nhiều fluor như:

  • Các loại hải sản giàu fluor như: tôm, cua, hàu, nghêu…
  • Rau củ quả các loại: rau xanh, bắp cải, súp lơ, cà chua, dưa chuột, đậu các loại, cà rốt…
  • Trái cây khô đặc biệt là nho khô

2. Sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều fluor:

Trà xanh, trà đen chứa hàm lượng fluor tự nhiên khá cao có thể uống mỗi ngày để cho răng thêm chắc khỏe. Ngoài ra, rượu vang trắng có chứa fluor khoảng 0,06 miligam. Mỗi ngày bạn có thể uống từ 1 – 2 ly để cung cấp fluor cho cơ thể.

3. Dùng kem đánh răng chứa fluor:

Sử dụng kem đánh răng chứa fluor phù hợp với độ tuổi cũng là một giải pháp giúp bổ sung fluor đơn giản và tiện lợi.

Hướng dẫn chọn loại kem đánh răng phù hợp:

a. Đối với trẻ em:

Lựa chọn kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín. Nên chọn sản phẩm có mùi của trái cây tự nhiên để kích thích trẻ hứng thú với việc đánh răng. Lưu ý xem kỹ bảng thành phần, không nên chọn kem đánh răng có chứa chất tạo mào, tạo mùi nhân tạo. Bởi những chất này có thể gây kích ứng niêm mạc miệng của trẻ.

b. Đối với người có nguy cơ sâu răng cao:

Ở nhóm người có nguy cơ sâu răng cao khi lựa chọn kem đánh răng nên chọn hàm lượng fluor từ 1350ppm trở lên và có chứa các chất kháng khuẩn như triclosan, cetylpyridinium chloride. 2 hoạt chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả và cải thiện tình trạng viêm nướu. Những người có khoang miệng khá nhạy cảm nên tránh thành phần sodium lauryl sulfate (SLS). Đây là một chất tạo bọt khá phổ biến có thể làm khô miệng và gây ích ứng cho một số đối tượng.

c. Kem đánh răng không chứa quá nhiều chất làm trắng:

Hạn chế sử dụng kem đánh răng chứa nhiều chất làm trắng. Đặc biệt là Titanium dioxide (titania) chúng có thể giảm sự tích tụ cao răng nhưng nếu dùng nhiều có thể gây kích ứng khoang miệng.

4. Nước súc miệng chứa fluor:

Nước súc miệng fluor cũng là một trong những giải pháp giúp bổ sung fluor đơn giản mà vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng đúng cách:

  • Sử dụng sau khi đánh răng: Sau khi đánh răng sạch, đã sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Bạn ngậm nước súc miệng trong vòng 1 – 2 phút. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
  • Không nuốt nước súc miệng: Lưu ý không được nuốt nước súc miệng vào bên trong cơ thể bởi chúng có thể chứa 1 số thành phần khác gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
  • Không ăn uống sau khi sử dụng: Sau khi dùng nước súc miệng bạn nên ngưng ăn uống trong vòng 30 phút đến 1 giờ để chúng phát huy tác dụng

nước súc miệng chứa fluor

(Sau khi dùng nước súc miệng nên hạn chế ăn sau 30 phút đến 1 giờ để chúng phát huy công dụng)(**)

5. Thuốc bổ sung fluor dạng viên dịch hoặc dung dịch:

a. Khi nào cần bổ sung dạng thuốc:

Bổ sung fluor dạng thuốc thường được chỉ định bởi nha sĩ trong những trường hợp đặc biệt khi các biện pháp bổ sung fluor qua đường miệng khác (như kem đánh răng, nước súc miệng) không đủ hiệu quả.

b. Cách sử dụng và liều lượng an toàn:

Liều lượng fluor sẽ được nha sĩ kê đơn tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng người. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ.

6. Bổ sung fluor qua nguồn nước uống:

Tác dụng của nước uống chứa fluor:

  • Ngăn ngừa sâu răng: Fluor có tác dụng giúp lớp men răng trở nên cứng chắc, chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Do đó sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Hiệu quả kinh tế: Chính nguồn nước bạn sử dụng hàng ngày đã có chứa 1 lượng fluor nhất định. Chỉ cần đun sôi, để nguội và sử dụng là đã có thể bổ sung fluor cho răng. Giải pháp này mang tính tiện lợi cao và rất tiết kiệm chi phí.
  • Giảm nhu cầu điều trị nha khoa: Khi răng được bổ sung fluor đầy đủ và trở nên chắc khỏe sẽ giảm nhu cầu điều trị nha khoa đáng kể.

7. Gel fluor tại nha khoa:

a. Sử dụng gel fluor trong trường hợp nào?

Bạn có thể sử dụng gel bôi fluor trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc sâu răng ở mức độ vừa, nghiêm trọng
  • Sử dụng gel bôi fluor để tái tạo lại các tổn thương ở ngà răng
  • Bôi gel fluor để ngăn ngừa sâu răng trên bề mặt răng
  • Bôi gel fluor để thực hiện tái khoáng hóa men răng

b. Quy trình và tác dụng bảo vệ răng lâu dài:

Trước khi phủ fluor lên bề mặt răng bạn sẽ được vệ sinh, lấy hết cao răng. Sau đó dùng gel bôi chứa fluor phủ một lớp mỏng lên bề mặt răng. Trong khoảng 2 giờ sau khi bôi thuốc bạn nên hạn chế ăn uống. Sau khoảng thời gian này có thể ăn uống và đánh răng như bình thường.

XI/ Hướng Dẫn Sử Dụng Fluor Vệ Sinh Răng Miệng:

Để sử dụng fluor vệ sinh răng miệng bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng một lượng kem đánh răng có chứa fluor và tiến hành đánh răng như bình thường. Nên chải răng theo chiều xoay tròn để loại bỏ các mảng bám dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ các mảng bám còn sót ở các kẽ răng hàm
  • Bước 3: Dùng nước súc miệng chứa fluor để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.

XII/ Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Fluor Cho Răng:

Khi sử dụng fluor cho răng bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Liều lượng an toàn của fluor hàng ngày:

Liều lượng an toàn của fluor hàng ngày sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Độ tuổi: Trẻ em, người trưởng thành, người già hàm lương fluor sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người đang mắc bệnh lý răng miệng cần dùng hàm lượng fluor cao hơn so với người có tình trạng răng hoàn toàn khỏe mạnh
  • Nguồn cung cấp fluor: Nguồn cung cấp fluor khá đa dạng ngoài kem đánh răng, nước súc miệng chúng còn có trong nước sinh hoạt, các loại hải sản, trà, rau củ các loại.

2. Dấu hiệu của việc bổ sung quá mức fluor:

Răng thừa fluor thường có các dấu hiệu như: men răng bị đổi màu, có các đốm sọc vàng, sọc xám trên răng. Khi phát hiện mắc phải các dấu hiệu trên bạn nên ngưng sử dụng các sản phẩm chứa fluor ngay lập tức.

dấu hiệu thừa fluor

(Khi phát hiện răng bị ố vàng, có đốm trắng hoặc có các sọc trên răng bạn nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời)(**)

Tìm hiểu thêm: Răng Nhiễm Fluor: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hy vọng thông tin về fluor là gì ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)