Cổ họng là nơi thức ăn đi qua hàng ngày và là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn có hại. Vậy, hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Giải pháp điều trị là gì? Hãy cùng Peace Dentistry tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây
Hôi miệng từ cuống họng do những nguyên nhân sau đây
Nước bọt có nhiệm vụ quan trọng là trung hòa axit, giữ ẩm khoang miệng và hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Khi bị khô họng vi khuẩn sẽ có môi trường lý trưởng để sinh sôi và phát triển từ đó gây ra hôi miệng.
Khi bị viêm xoang, hốc xoang luôn chứa đầy các dịch mủ và chúng có thể chảy xuống vùng họng khi bệnh nhân thực hiện ho hoặc khạc nhổ. Trong dịch mủ thường chứa đầy vi khuẩn và bám chắc vào khoang miệng dẫn đến hơi thở có mùi.
Nguyên nhân là do vi khuẩn tích tụ trong các khối hạch, tích tụ hốc mủ và gây ra mùi hôi khó chịu. Khi amidan chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng mức độ hôi miệng sẽ gia tăng hơn. Ngoài ra, tình trạng mất nước ở bệnh nhân viêm amidan cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu.
(viêm amidan là một trong những nguyên nhân làm đau họng hôi miệng)(**)
Người bị trào ngược dạ dày thường có những triệu chứng: ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…sau khi làm sạch răng miệng hơi thở vẫn có mùi là do luồng khí được đẩy từ dạ dày lên khoang miệng gây ra mùi hôi khó chịu.
Viêm họng hạt không chỉ xuất hiện các hạt trắng trong cổ họng. Người bị viêm họng hạt còn thường xuyên cảm thấy đau họng, khô rát, ngứa ngáy, ho khan… và có mùi hôi miệng.
(viêm họng hạt làm cổ họng hôi là bệnh lý thường gặp)(**)
Hôi miệng từ cổ họng nếu kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng như:
Tim mạch và răng miệng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các bệnh lý như viêm lợi, viêm họng với các biểu hiện sưng tấy, đau nhức và mưng mủ… là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tim mạch mà bệnh nhân có thể mắc phải nếu không tiến hành điều trị sớm.
Ung thư vòm họng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Những tế bào gây bệnh ung thư vòm họng chứa rất nhiều Polyamines và tiết ra mùi hôi cực kì khó chịu. Chúng có xu hướng phát triển nhanh chóng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Nếu bạn phát hiện cơ thể có mùi hôi lạ dùng nước muối sinh lý cũng không loại bỏ hết mùi thì đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe.
Gừng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm niêm mạc họng hiệu quả. Để áp dụng cách này bạn cắt 4-5 lát gừng mỏng cùng với 350ml nước sôi sau đó để nguội. Mỗi ngày lấy nước gừng súc miệng tại nhà từ 2-3 lần tình trạng hôi miệng sẽ dần được cải thiện.
(gừng có tính ấm giúp hỗ trợ giảm đau cổ họng hiệu quả)(**)
Trong lá mùi tàu (ngò gai) có chứa nhiều hoạt chất như vitamin C, glucid, protid… có công dụng chữa trị và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi miệng từ cổ họng hiệu quả. Để áp dụng cách chữa dân gian này bạn lấy khoảng 50gr lá mùi tàu hòa cùng 1 muỗng muối tinh và xay nhuyễn. Chắc lấy nước cốt dùng để súc miệng mỗi ngày, mỗi lần ngậm từ 3-5 phút sau đó súc miệng sạch với nước.
Trong chanh có tính acid cao cùng với muối có tính sát khuẩn mạnh. Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau có thể gia tăng tối ưu hiệu quả chữa trị. Để điều trị bạn thái vài lát chanh mỏng sau đó cho vào ly nước ấm đã có pha muối tinh và khuấy đều. Súc miệng 2 lần/ngày hoặc có thể thái lát chanh sau đó chấm vào muối và ngậm trực tiếp từ 2-3 phút để đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt sạch.
Có nhiều bệnh lý dẫn đến tính trạng hôi miệng từ cổ họng. Do đó, bạn nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý và có phát đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra để phòng ngừa hôi miệng từ cổ họng bạn, bác sĩ khuyên bạn nên tuân thủ một số chỉ định sau:
Hy vọng qua bài viết mà Peace Dentistry chia sẻ bạn đã có thêm thông tin về bệnh lý hôi miệng từ cổ họng. Do họng là nơi giao thoa với nhiều cơ quan và rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, khi phát hiện cổ họng có những dấu hiệu bất thường bạn nên thực hiện kiểm tra sớm và khắc phục bệnh lý kịp thời.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)