banner trang chủ

GIẢI ĐÁP – VÌ SAO TRẺ HAY MÚT NGÓN TAY


Hầu hết các bé đều có sở thích mút ngón tay. Vì sao trẻ lại có hành động này? Mút tay có gây hại gì cho trẻ không? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp qua bài viết dưới đây.

I/ Lý Do Vì Sao Trẻ Thích Ngậm Mút Tay:

Biểu hiện mút tay ở trẻ thường thông báo cho bạn những thông tin sau:

  • Đây đơn giản chỉ là sở thích của trẻ, mút tay có thể làm cho trẻ thích thú hoặc mang lại cảm giác vui vẻ
  • Khi trẻ mút ngón tay cái cho thấy trẻ đang đói bụng và cần được ti mẹ
  • Khi không có mẹ ở cạnh, trẻ thường ngậm tay thường xuyên hơn. Điều này cho thấy trẻ đang thiếu an toàn, ngậm tay sẽ giúp trẻ có cảm giác bình an hơn
  • Khi lớn hơn bé thường mút tay khi mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng… có khi mút tay kể cả lúc đang ngủ
  • Nếu từ 6 tháng thấy trẻ thường xuyên ngậm ngón tay kèm theo dấu hiệu sốt, chảy nước dãi cho thấy trẻ đã bắt đầu mọc răng.

lý do vì sao trẻ thích ngậm nút tay

(Đa số các bé đều có thói quen ngậm mút ngón tay cái)(**)

II/ Tật Mút Tay Ở Trẻ Gây Ra Những Hậu Quả Gì?

Khi lặp lại hành động này với tần suất thường xuyên có thể dẫn đến những tác hại sau:

1. Dễ mắc bệnh truyền nhiễm:

Nếu tay của bé không sạch khi ngậm ngón tay có thể mang vi khuẩn gây các bệnh như cảm cúm, tay chân miệng, nhiễm giun….đi vào trong cơ thể

2. Dễ nôn:

Sau khi bú sữa, ăn no nếu mút ngón tay quá sâu có thể gây ra những cơn nôn mửa.

3. Tổn thương ở răng và hàm:

Tác hại này có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng, thay răng. Khi không loại bỏ tật xấu này có thể làm cho các răng bị mọc sai lệch, răng hô, răng móm, rối loạn khớp cắn.

4. Tổn thương tâm lý:

Trẻ thích mút ngón tay trỏ cho thấy bé đang có những vấn đề về tâm lý như lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin, mặc cảm…

5. Dễ gây ảnh hưởng tới răng sữa:

Ngậm tay thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa. Khi trẻ ngậm tay tại khu vực răng đang mọc có thể làm kéo dài thời gian mọc hoặc dẫn đến răng sữa mọc lệch.

6. Biến dạng xương ngón tay:

Mút ngón tay trỏ quá mạnh hoặc nhai ngón tay thường xuyên có thể làm biến dạng xương ngón tay, nứt da ngón tay dễ tích tụ vi khuẩn và gây viêm nhiễm.

tật mút tay ở trẻ gây ra những hậu quả gì

(Răng xô lệch là tác hại khi trẻ mút tay ngón trỏ quá nhiều)(**)

III/ Những Cách Giúp Trẻ Bỏ Tật Mút Tay Hiệu Quả Nhất:

Từ 2 – 4 tuổi có đến 90% các bé sẽ từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên, vẫn có trẻ vẫn duy trì tật mút tay.Tùy thuộc vào từng giai đoạn sẽ có các giải pháp sau đây

1. Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

  • Cho bé bú sữa đầy đủ sẽ làm hạn chế tình trạng mút tay.
  • Nếu bé muốn mút tay hãy để cho trẻ thoải mái. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú trọng thao tác vệ sinh tay để tránh lây vi khuẩn, mầm bệnh cho bé.
  • Tuyệt đối không để các đồ vật sắt, nhọn, những vật có hình tròn để hạn chế tình trạng ngậm, nuốt vào bụng.
  • Mỗi khi thấy trẻ bắt đầu mút tay ba mẹ có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách cho trẻ lắng nghe sách âm thanh, đọc sách, kể chuyện cho bé nghe hoặc các trò chơi khác.

cách giúp trẻ bỏ tật mút tay

(Cho trẻ bú no là cách giúp giảm tần suất mút ngón tay đơn giản)(**)

2. Đối với trẻ đã lớn:

  • Dành nhiều thời gian chơi với trẻ hơn nhất là những lúc bé căng thẳng, sợ hãi mỗi khi bị bệnh hoặc vừa tiêm ngừa về
  • Cần giải thích rõ cho trẻ những tác hại khi ngậm mút tay lúc không được vệ sinh sạch
  • Động viên, khích lệ trẻ bỏ mút tay bằng những món đồ chơi mà trẻ thích
  • Cắt sạch móng tay, rửa tay cho trẻ thường xuyên

những cách giúp trẻ bỏ tật mút tay

(Chơi đùa cùng trẻ giúp giảm căng thẳng và tăng sự gắn kết giữa mẹ và con)(**)

Hy vọng thông tin về mút ngón tay ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)