banner trang chủ

NANH SỮA Ở TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG


Nanh sữa ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng sẽ gây hoang mang cho những người lần đầu làm mẹ. Vậy, nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Bệnh lý này có nguy hiểm không? Có cần phải can thiệp điều trị cho trẻ không? Nếu bạn đang thắc mắc về chủ đề này hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp thông qua bài viết sau đây.

I/ Nanh Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì?

Nanh sữa (nang lợi, đẹn) là những đốm nhỏ có màu trắng hoặc vàng nhạt xuất hiện ở niêm mạc hàm trên hoặc hàm dưới của trẻ. Chúng là những nang lành tính và xuất hiện ở một số trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 8 tháng tuổi.

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

(Có trên 60% trẻ sơ sinh có tình trạng mọc nanh sữa)(**)

II/ Nguyên Nhân Gây Nanh Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh:

Nang lợi ở trẻ nhỏ thường được gây ra bởi 2 nguyên nhân sau:

Các mảnh vụn tế bào còn sót lại: Trong quá trình hình thành răng sữa của thai nhi, một số mảnh vụn tế bào có thể không tiêu biến hoàn toàn mà vẫn còn sót lại ở xương hàm. Những mảnh vụn này sau đó sẽ tạo thành các nang nhỏ gọi là nanh lợi.

Các mảnh vụn tế bào tuyến nước bọt phụ: Một số mảnh vụn của tế bào tuyến nước bọt phụ bị kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai cũng là nguyên nhân làm trẻ xuất hiện nang lợi

III/ Các Dấu Hiệu Nhận Biết Nanh Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh:

Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng này ở trẻ thông qua những dấu hiệu sau:

  • Trên miệng trẻ có xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt ở hàm trên hoặc hàm dưới
  • Các nang lợi thường mọc lẻ hoặc mọc thành từng cụm
  • Kích thước nang lợi không đồng đều
  • Tùy tình trạng mà trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú hoặc không có biểu hiện bất thường

nanh sữa trẻ sơ sinh

(Nanh sữa là các nốt trắng có thể mọc đơn lẻ hoặc từng cụm ở hàm trên hoặc hàm dưới của trẻ)(**)

IV/ Mọc Nanh Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không?

Mọc các nốt đẹn là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ và hầu như không gây bất kỳ nguy hiểm nào. Chúng chỉ là những nang nhỏ chứa keratin được hình thành do sự tích tụ tế bào biểu mô trong miệng em bé. Thông thường chúng sẽ tự động vỡ và biến mất trong 2 tuần đầu. Ngoại lệ vẫn có bé bị nang lợi kéo dài đến 5 tháng nhưng không gây bất kỳ biến chứng răng miệng nào cho trẻ.

V/ Trẻ Mọc Nanh Sữa Có Nên Nhổ Không?

Khi phát hiện trẻ mắc tình trạng này ba mẹ nên theo dõi trẻ nhiều hơn. Nếu trẻ vẫn bú bình thường, không quấy khóc thì không cần can thiệp. Ba mẹ cũng nên chú ý đến thao tác vệ sinh miệng cho trẻ, chỉ làm sạch miệng trẻ nhẹ nhàng bằng gạt rơ lưỡi và không chà xát quá mạnh lên khu vực đang có nang lợi.

Trường hợp trẻ có nang lợi nhưng kèm theo quấy khóc, bỏ bú có thể các nang này đã bị nhiễm khuẩn hoặc gây đau cho trẻ. Khi đó ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và tiến hành chích các nanh nhỏ này.

Thủ thuật chích nanh sữa cũng khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành bôi tê và dùng dụng cụ y tế có đầu nhọn để chọc vào các nanh để các chất lỏng màu trắng chảy ra ngoài. Sau đó chỉ cần để yên từ 1 – 2 ngày các nốt đẹn này sẽ tự động khỏi.

nanh sữa của trẻ sơ sinh

(Nếu thấy bé vẫn hoạt động, vui chơi bình thường thì không cần thiết can thiệp điều trị và tiếp tục theo dõi)(**)

VI/ Cách Chăm Sóc Răng Miệng Khi Trẻ Bị Nanh Sữa:

Để đảm bảo khoang miệng của trẻ luôn sạch trong thời gian có nang lợi ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Rửa sạch tay trước khi tiến hành vệ sinh nướu răng cho trẻ
  • Dùng gạc rơ lưỡi nhẹ nhàng để làm sạch hàm trên và hàm dưới cho trẻ từ 2 – 3/ngày
  • Nếu trẻ có bú bình hãy tiệt trùng thật kỹ núm vú giả trước khi cho em bé bú
  • Diệt khuẩn, tiệt trùng bất cứ món đồ chơi nào trước khi cho trẻ đưa vào miệng

Hy vọng thông tin về nanh sữa ở trẻ sơ sinh ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry Quận 7 hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)