banner trang chủ

NIỀNG RĂNG CÓ MEWING ĐƯỢC KHÔNG? – GIẢI ĐÁP TỪ BÁC SĨ CHUYÊN GIA


Mewing là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành nha khoa và ngày càng có nhiều người thực hành thành công bài tập này. Vậy, mewing là gì? Niềng răng có mewing được không? Hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I/ MEWING LÀ GÌ?

Mewing là thuật ngữ được đặt theo tên của ông John Mew và con trai của ông là Mike Mew người đã sáng lập và phát triển Mewing. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một bài tập cơ chức năng có tác dụng hướng dẫn đặt lưỡi đúng cách nhằm cải thiện khớp cắn và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

mewing là gì

(Mewing là bài tập cơ chức năng và được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa)(**)

Về cơ bản có 2 cách tập mewing chính:

Soft mewing: Kỹ thuật này khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt lưỡi sao cho đúng cách, đúng vị trí và ép cong lưỡi lên vòm miệng trên là được.

Hard mewing: Đây là bài tập nâng cao giúp rút ngắn thời gian hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối khó và dễ gây đau cơ, lệch mặt, xô lệch răng… Do đó các bác sĩ chỉnh nha thường không khuyến khích bạn tập luyện.

II/ NIỀNG RĂNG CÓ MEWING ĐƯỢC KHÔNG?

Trong quá trình chỉnh nha, tùy thuộc vào mỗi người mà bạn sẽ có các dấu hiệu hóp má, hóp thái dương hàm. Để trả lời cho câu hỏi niềng răng có mewing được không, các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng cho biết khi niềng răng bạn vẫn có thể tập mewing được. Tuy nhiên, trước khi tập bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Dựa vào tình trạng răng, phương pháp niềng mà bác sĩ sẽ có cách hướng dẫn chính xác cũng như là tránh được những biến chứng không mong muốn.

III/ TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN TẬP MEWING?

Không phải tình trạng răng nào áp dụng bài tập lưỡi cũng mang lại hiệu quả. Chỉnh nha kết hợp với bài tập lưỡi sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nếu bạn thuộc những trường hợp dưới đây:

1/ Khớp cắn sâu:

Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên bao phủ 2/3 hoặc toàn bộ hàm răng dưới. Áp dụng bài tập cơ chức năng có thể cải thiện hiệu quả cho tình trạng này. Khi răng hàm trên được nâng cao sẽ làm lộ dần vùng răng hàm dưới giúp khớp cắn cải thiện tốt hơn.

2/ Khớp cắn hở:

Khớp cắn hở là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng và có liên quan đến việc đặt lưỡi. Khi ở trạng thái nghỉ lưỡi thường thõng xuống và khớp cắn thường có xu hướng mở ra. Thực hiện bài tập lưỡi đều đặn sẽ giúp bạn định hình lại vị trí đặt lưỡi. Kết hợp với chỉnh nha sẽ giúp khôi phục lại khớp cắn tối ưu.

3/ Hô hàm:

Những người bị hô hàm nghiêm trọng thường có thói quen thở bằng miệng. Việc thở sai cách sẽ khiến cho lưỡi không đặt đúng vị trí gây tác động lên răng và cung hàm. Để cải thiện cho trường hợp này bạn nên tập cách thở đúng bằng mũi trước. Sau đó kết hợp với bài tập lưỡi để cân chỉnh lại khớp cắn.

IV/ MEWING KHÔNG PHÙ HỢP CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Bài tập cơ chức năng không phải là giải pháp phù hợp cho 2 trường hợp sau:

1/ Răng chen chúc, khấp khểnh:

Răng chen chúc thường do cấu trúc xương hàm phát triển quá hẹp hoặc răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Để tập lưỡi hàm trên cần có một không gian rộng giúp thao tác dễ dàng. Nếu hàm trên có nhiều răng mọc lệch vào trong sẽ gây cản trở khi thực hiện. Vì vậy mewing sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu cho trường hợp này.

2/ Răng Móm:

Sự mất cân bằng, khung hàm hẹp ở hàm trên và sự phát triển quá mức ở hàm dưới sẽ gây ra nhiều bất lợi. Vì vậy, mewing thường không mang lại hiệu quả cho trường hợp móm.

V/ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG CÓ THỂ MEWING:

Bài tập cơ chức năng này có thể được thực hiện khi kết hợp với 2 phương pháp chỉnh nha sau:

1/ Niềng răng mắc cài:

Hệ thống chỉnh nha thông thường bao gồm mắc cài, dây cung, dây thun gắn bên ngoài mặt răng nhằm tạo lực nắn chỉnh răng đều, đẹp và không gây ảnh hưởng đến quá trình tập lưỡi. Tuy nhiên, đối với trường hợp đang nong hàm hay niềng răng mắc cài mặt trong sẽ không thể thực hiện mewing. Bởi các khí cụ có thể làm tổn thương lưỡi gây đau rát hoặc bị trầy xước.

mewing không chỉ định cho mắc cài mặt trong

(Tập lưỡi không là chỉ định phù hợp cho trường hợp đeo mắc cài mặt trong, nong hàm)(**)

2/ Chỉnh nha bằng khay trong suốt:

Khác với niềng răng mắc cài, khí cụ chỉnh nha của phương pháp niềng này đều được chế tác từ các khay nhựa trong suốt, hoàn toàn lành tính với cơ thể. Bề mặt khay nhẵn và trơn. Vì thế nó sẽ không gây ảnh hưởng đến quá trình tập lưỡi.

niềng răng trong suốt

(Invisalign là giải pháp chỉnh nha hiện đại nhất, kết hợp với mewing sẽ giúp rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả tối ưu)(**)

VI/ BIẾN CHỨNG KHI TẬP MEWING SAI CÁCH:

Tập lưỡi sai cách có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:

1/ Đau hàm:

Mặc dù mewing là bài tập để đặt lưỡi đúng vị trí. Tuy nhiên, việc đặt răng và tư thế hàm cũng rất quan trọng. Khi sử dụng lực tác động lên răng và hàm quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đau hàm. Để tránh biến chứng này khi mới tập luyện bạn chỉ nên chạm khẽ 2 hàm trong tư thế thoải mái nhất, tuyệt đối không được nghiến chặt răng.

2/ Lệch mặt:

Vị trí lưỡi đặt không đúng sẽ tạo áp lực lên vòm họng. Điều này làm thay đổi hình dạng khuôn mặt theo chiều hướng tiêu cực. Đối với các bạn trẻ dưới 18 tuổi do xương quai hàm chưa phát triển hoàn chỉnh. Việc tập bài cơ chức năng sai cách sẽ gây ản hưởng đến quá trình tăng trưởng của xương.

lệch mặt do mewing sai cách

(Lệch mặt là biến chứng dễ nhận biết khi thực hiện bài tập cơ chức năng sai cách)(**)

3/ Thâm quầng mắt:

Khi tập lưỡi cần lưu ý đến vùng mắt. Nếu nhận thấy mắt bạn thâm quầng mà không phải do chế độ sinh hoạt có thể bạn đã tập lưỡi sai cách. Quầng thâm mắt ngày càng lớn được xem là dấu hiệu cảnh báo sự mệt mỏi của nhóm cơ mặt.

VII/ HƯỚNG DẪN CÁCH TẬP MEWING ĐÚNG CÁCH KHI NIỀNG RĂNG:

Bài tập này khá đơn giản, tuy nhiên nếu tập sai cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ tại Peace Dentistry sẽ hướng dẫn bạn cách tập lưỡi đúng cách thông qua những bước sau:

Bước 1: Bạn giữ thẳng đầu, uống cong lưỡi và đặt toàn bộ lưỡi lên vòm họng trên. Chú ý không để lưỡi chạm vào răng. Để biết chắc chắn mình đã tập đúng bạn hãy thử phát âm chữ “N” và giữ nguyên tư thế đó. Những ngày đầu tập chưa quen bạn sẽ có cảm giác mỏi, đau lưỡi. Tuy nhiên, bạn nên kiên trì theo thời gian sẽ lưỡi sẽ dần được thích nghi.

hướng dẫn tập mewing đúng cách

(Toàn bộ vùng lưỡi phải được đặt lên hết khu vực hàm trên mới có thể tạo lực tác động lên xương hàm)(**)

Bước 2: Sau khi đặt lưỡi chính xác bạn thực hiện nuốt theo nhịp đếm. Nhịp 1 khép miệng lại, lưỡi đặt ở vòm họng. Nhịp 2 thụt lưỡi về sau, nhịp 3 nuốt nước bọt. Thời gian tập luyện cho mỗi lần là từ 20-30 phút. Sau khi quen dần có thể tăng thời gian và tần suất tập luyện.

VIII/ MỘT SỐ LỖI CẦN TRÁNH KHI TẬP MEWING TRONG QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG:

Thông thường khi mới áp dụng bài tập lưỡi có thể bạn sẽ mắc một số lỗi sau:

1/ Thở bằng miệng:

Thở bằng miệng sẽ làm thay đổi khuôn mặt, cấu trúc khuôn mặt không cân xứng, môi trên có xu hướng bị kéo cao lên, hàm dưới thường xuyên ở tư thế mở. Nhìn tổng thể sẽ làm cho khuôn mặt trở nên dài hơn. Nếu trong lúc tập luyện bạn vẫn chưa khắc phục được triệu chứng này có thể bạn đã tập sai cách và cần thay đổi tư thế tập.

2/ Đặt sai tư thế lưỡi:

Đây là lỗi dễ mắc phải khi mới tập lưỡi. Lưu ý rằng bạn phải đặt toàn bộ lưỡi lên hàm trên chứ không chỉ mỗi đầu lưỡi hay cuốn lưỡi. Đặt lưỡi sai cách sẽ không tạo được áp lực âm lên phần khẩu cái và không kích thích được xương hàm phát triển.

3/ Sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng:

Bài tập cơ chức năng tập trung chủ yếu vào lưỡi và định hình cách đặt lưỡi đúng. Điều này sẽ tác động lên vòm miệng phía trên để cải thiện cấu trúc khuôn mặt. Do đó bạn nên dùng lực vừa phải để xương hàm thay đổi từ từ. Mỗi khi tập bạn chỉ nên khép nhẹ 2 hàm răng, tránh dùng lực lên răng quá nhiều dẫn đến mòn răng, rối loạn khớp cắn.

4/ Thiếu kiên nhẫn khi tập:

Mewing cần nhiều thời gian để có thể thay đổi khớp cắn. Bởi xương hàm là một vùng khá cứng chắc nên không thể cải thiện khi mới tập 1-2 tuần. Do đó người thực hiện cần phải kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

IX/ GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ MEWING:

1/ Phương pháp tập mewing có bằng chứng khoa học nào không?

Mặc dù có khá nhiều trường hợp mewing thành công nhưng lại không có bằng chứng lâm sàng cụ thể về điều này. Cho đến thời điểm hiện tại cũng chưa có nghiên cứu hay tổ chức y tế nào đưa ra bằng chứng về tính hiệu quả của phương pháp này. Do đó đây vẫn còn là chủ đề gây rất nhiều tranh cãi.

2/ Có thể vừa ngủ vừa tập mewing không?

Việc tập luyện hàng ngày sẽ trở thành thói quen. Khi lưỡi đã quen dần bạn vẫn có thể tập lưỡi ngay cả trong lúc ngủ.

3/ Vì sao khi tập mewing cảm thấy mỏi lưỡi:

Vùng cơ dưới lưỡi cũng giống như các vùng cơ khác trên cơ thể. Khi mới tập các cơ sẽ chịu lực tác động liên tục nên bạn sẽ thấy mỏi lưỡi hay đau hàm. Đây là điều bình thường bạn không nên quá lo lắng, khi tập quen dần cảm giác này sẽ biến mất.

4/ Tập luyện Mewing bao lâu thì có kết quả:

Để có thể cải thiện xương hàm tuy nhiên cần nhiều thời gian hơn. Thông thường sẽ dao động từ 1-2 tháng tùy thuộc vào tình trạng răng.

5/ Phương pháp mewing có phải là bài tập không?

Đây thực chất là một bài tập cơ chức năng hướng dẫn đặt lưỡi đúng cách lên vòm họng trên và thường kết hợp với niềng răng để cải thiện cấu trúc răng và xương hàm.

6/ Mewing phù hợp với độ tuổi nào?

Độ tuổi phù hợp nhất để tập mewing là dưới 18 tuổi. Bởi độ tuổi này xương hàm đang trong giai đoạn phát triển nếu can thiệp bài tập lưỡi sẽ đạt được kết quả tối ưu hơn.

7/ Tập phương pháp Mewing có hiệu quả không?

Mewing là bài tập bổ trợ cho niềng răng để rút ngắn thời gian điều trị. Phương pháp này góp phần cải thiện tình trạng hóp má, hóp thái dương hàm. Nếu kiên trì, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ khuôn mặt và tình trạng răng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

8/ Vì sao tập Mewing bị đau răng, ê răng, đau đầu?

Nhiều bạn có xu hướng nghiến chặt hàm khi tập. Điều này sẽ gây áp lực lên răng, các cơ và khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau răng, ê răng và đau đầu.

9/ Tập Mewing có làm mặt vuông:

Nhìn chung, tập cơ chức năng không làm cho bạn mặt vuông. Ngược lại còn khiến cho gương mặt bạn trở nên thon thả hơn, góc nghiêng đẹp.

10/ Tập Mewing có bị đau họng không?

Dùng lực quá nhiều, tập sai cách sẽ tạo một lực tác động lớn lên vòm họng. Điều này sẽ là nguyên nhân gây ra đau họng.

11/ Tập Mewing có bị hô không?

Nguyên nhân gây hô thường xuất phát do răng hoặc do hàm. Để cải thiện tình trạng hô bạn có thể kết hợp chỉnh nha và bài tập lưỡi để đạt được hiệu quả tối ưu.

Hy vọng thông tin về niềng răng có mewing được không ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565. để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)