banner trang chủ

NIỀNG RĂNG CÓ PHẢI ĐI NGHĨA VỤ KHÔNG?


Đối với các bạn nam từ 18 – 27 tuổi là giai đoạn đa số các bạn đều phải tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc đang niềng răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

I/ Niềng Răng Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Niềng răng là một phương pháp mang tính chất cải thiện yếu tố thẩm mỹ. Vì vậy chúng không được xếp vào danh sách các bệnh lý. Do đó, các bạn nam đang niềng hoàn toàn có thể tham gia đi bộ đội bình thường.

niềng răng có đi nghĩa vụ không

(Nếu đủ điều kiện sức khỏe bạn có thể đi nghĩa vụ quân sự trong lúc đang niềng răng)(**)

Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

  • Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
  • Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Cụ thể pháp luật hiện hành quy định chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo phân loại như sau:

  • Loại 1: Có 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1
  • Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2
  • Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3
  • Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4
  • Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5
  • Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6

II/ Trường Hợp Nào Không Đủ Điều Kiện Được Miễn Nghĩa Vụ Quân Sự:

Theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định những bệnh về răng, hàm, mặt không được đi tham gia đi bộ đội bao gồm:

  1. Có 6 răng sâu độ 3
  2. Có 7 răng sâu độ 3 trở lên
  3. Mất 5 – 7 răng, trong đó có ít hơn 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên
  4. Mất trên 7 răng, trong đó có nhiều hơn 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn dưới 50%
  5. Viêm quanh răng từ 6-11 răng, răng lung lay độ 2,3,4
  6. Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên
  7. Có 5 – 6 răng bị viêm tủy, chết tủy hoặc viêm quanh cuốn răng. Răng đang còn bị viêm hoặc đã hoàn tất điều trị
  8. Viêm loét mạn tính đã điều trị nhiều lần không khỏi
  9. Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định
  10. Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định
  11. Viêm khớp thái dương hàm mạn tính
  12. Có khe hở môi 1 bên hoặc cả 2 bên nhưng chưa phẫu thuật
  13. Có khe hở vòm, khe hở vòm mềm, khe hở vòm toàn bộ
  14. U lành đã phẫu thuật ổn định nhưng có biến dạng ở vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu…)

niềng răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không

(Người có sức khỏe răng miệng kém, khả năng ăn nhai dưới 50% sẽ không được tham gia nhập ngũ)(**)

Tóm lại, nếu bạn đang niềng răng nhưng vẫn đủ sức khỏe để đi nghĩa vụ thì vẫn có thể tham gia bình thường. Tuy nhiên, cần thông báo với bác sĩ chỉnh nha biết rõ về thời gian bạn chuẩn bị nhập ngũ để được cân nhắc và xem xét lại lịch kiểm tra răng định kỳ.

III/ Giải Đáp Một Số Câu Hỏi Thường Gặp?

1/ Niềng răng có thể đi xuất khẩu lao động được không?

Nếu bạn đang mắc các bệnh về răng hàm mặt như: dị tật hàm mặt, có u hoặc nang vùng răng miệng thì sẽ không đủ điều kiện để đi xuất ngoại. Trường hợp đang bị sâu răng, mẻ răng ở mức độ không quá nghiêm trọng hoặc đang niềng răng thì vẫn có thể đi xuất khẩu lao động được.

2/ Đang mang thai có niềng răng được không?

Niềng răng là thủ thuật nha khoa chỉ can thiệp đến răng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bên trong. Do đó, bà bầu vẫn có thể chỉnh nha trong lúc đang mang thai. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng ở mỗi giai đoạn bác sĩ sẽ có các chỉ định như: nhổ răng, bắt vít…và có can thiệp đến thuốc tê sẽ không tốt cho mẹ và bé. Để thực hiện các chỉ định này bạn có thể cân nhắc thực hiện sau khi đã sinh em bé. Hoặc nếu đang có kế hoạch sẽ sinh em bé thì nên nhổ răng hoặc cắm vít trước rồi mới có thai. Việc can thiệp chỉnh nha trong giai đoạn này cần phải có sự cân nhắc kỹ càng và nên được thăm khám, kiểm tra sớm với bác sĩ chỉnh nha nhiều năm kinh nghiệm.

Đọc thêm: Mang thai có niềng răng được không?

3/ Đi du học có niềng răng được không?

Đi du học vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên bạn cần thông báo cho bác sĩ chỉnh nha biết về thời gian sẽ đi du học. Dựa vào phương pháp chỉnh nha, tiến độ điều trị, thời gian bay qua lại giữa 2 nước bác sĩ sẽ cân chỉnh thời gian hẹn tái khám. Nếu trường hợp bạn ít về Việt Nam bác sĩ sẽ chuyển phát đồ điều trị đến phòng khám nha khoa gần nơi bạn ở để không làm gián đoạn thời gian niềng.

Xem thêm: Niềng răng có đi du học được không?

4/ Niềng răng có chơi thể thao được không?

Bạn có thể chơi thể thao bình thường trong lúc đang niềng răng. Tuy nhiên cần hạn chế các bộ môn thể thao có thể gây tổn thương đến phần mặt như: bóng chuyền, bóng đá, boxing, võ thuật…Nếu muốn chơi thì phải có sự thận trọng và nếu cần thiết thì có thể đeo thêm máng để bảo vệ răng.

Hy vọng thông tin về niềng răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)