Răng nhiễm fluor thường gây mất thẩm mỹ do làm thay đổi bề mặt của lớp men răng. Vậy, răng bị nhiễm fluor là gì? Dấu hiệu để nhận biết và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu chi tiết về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hàm lượng fluor dư thừa quá nhiều bám chặt vào răng làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành men răng. Khi nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy răng không đều màu, có nhiều mảng trắng bám chặt vào răng trông rất kém thẩm mỹ.
Răng bị nhiễm fluor thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Tự ý sử dụng thuốc tây với hàm lượng fluor quá cao sẽ đưa một lượng fluor lớn vào cơ thể. Điều này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ trong đó có răng bị nhiễm fluor.
Sử dụng nguồn nước có nồng độ fluor vượt mức trong thời gian dài có thể làm răng ố vàng, nhiễm fluor.
Lạm dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa fluor trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng đến lớp men răng
Ăn quá nhiều thực phẩm như cua, tôm, khoai tây, nước có gas thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến men răng, răng dễ bị nhiễm fluor.
(Răng nhiễm fluor là bệnh lý khá phổ biến)(**)
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết khi răng bị nhiễm fluor qua từng giai đoạn
Trên bề mặt men răng xuất hiện các đốm nhỏ có màu trắng đục. Sau đó những đốm nhỏ này dần chuyển thành mảng trắng nhưng không chiếm quá 25% bề mặt răng.
ở giai đoạn này những mảng trắng đục có dấu hiệu lan rộng và chiếm ít hơn 50% bề mặt răng.
Khi bệnh diễn tiến nặng, bề mặt răng có màu trắng đục. Trên đó có một số điểm chuyển sang màu nâu.
Bề mặt răng có dấu hiệu lởm chởm, đồng thời thân răng có các rãnh hố. Ở giai đoạn này răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị vỡ.
(Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này có thể gây ê buốt, sâu răng)(**)
Răng bị nhiễm fluor nếu không can thiệp điều trị sớm sẽ dẫn đến những tác hại sau:
Những mảng trắng bám chặt vào răng gây ra những mảng loang lỗ lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và làm cho bạn trở nên kém tự tin hơn khi giao tiếp.
Răng bị nhiễm fluor ở mức độ nặng, trên bề mặt răng đã xuất hiện những lỗ nhỏ, bề mặt răng trở nên nhám. Khi ăn đồ nóng lạnh có thể gặp tình trạng ê buốt răng.
Răng nhiễm fluor làm men răng trở nên suy yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng với nguy cơ mất răng cao nếu không được điều trị kịp thời.
Tẩy trắng răng sẽ là giải pháp phù hợp cho trường hợp bị nhiễm fluor ở mức độ nhẹ. Thuốc tẩy trắng răng sẽ làm bật tone màu răng và loại bỏ đi tình trạng răng ố vàng, răng không đều màu hiệu quả. Sau khi thực hiện bạn chỉ cần hạn chế ăn các thực phẩm màu, vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi đó hiệu quả tẩy trắng răng có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 2 – 3 năm hoặc lâu hơn.
(Cải thiện màu sắc răng hiệu quả với phương pháp tẩy trắng răng)(**)
Trường hợp răng bị nhiễm fluor ở mức độ nặng, phương pháp tẩy trắng và dán sứ Veneer không mang lại hiệu quả cao bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Để điều trị bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và mài cùi để lấy dấu và chế tác răng sứ. Sau khi đã có mão sứ sẽ gắn lên răng thật và tinh chỉnh đến khi hoàn thiện. Răng sau bọc sứ sẽ tăng tính thẩm mỹ đáng kể và đảm bảo tốt chức năng ăn nhai. Thời gian sử dụng từ 10 – 15 năm hoặc lâu hơn nếu chăm sóc răng tốt.
(Khắc phục răng nhiễm fluor với bọc răng sứ được thực hiện tại Peace Dentistry)(**)
Một giải pháp khác được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục tình trạng răng nhiễm fluor là dán sứ Veneer. Để điều trị bác sĩ chỉ cần mài đi một lớp men răng mỏng sau đó dán mão sứ lên trên là đã hoàn tất. Do miếng sứ có độ bóng và sáng trong nên khi thực hiện xong răng của bạn sẽ được cải thiện khả năng ăn nhai, tăng tính thẩm mỹ đáng kể.
Để ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm fluor bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
(Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần là điều vô cùng cần thiết)(**)
Hy vọng thông tin về răng nhiễm fluor ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)