Răng đã trám bị đau nhức gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của người bệnh. Vậy răng trám bị nhức là do đâu? Giải pháp khắc phục là như thế nào? Để biết thêm thông tin, hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry theo dõi thông qua bài viết dưới đây.
Răng trám bị nhức thường có các triệu chứng sau:
Các cơn ê buốt sẽ xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu hơn khi bạn tiếp xúc với gió hoặc ăn uống đồ nóng lạnh thường xuyên hơn
Răng bị đau nhức từ mức độ nặng đến nghiêm trọng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp
Nướu răng quanh vùng răng đã trám dễ trở nên sưng viêm và có thể kèm theo chảy máu chân răng
Hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu khá phổ bến khi vết trám đang có vấn đề
(Răng ê buốt, đau nhức gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của người bệnh)(**)
Răng trám bị đau nhức có thể do những nguyên nhân sau:
Sau khi trám răng trong 1 – 2 ngày đầu bạn sẽ gặp tình trạng răng ê buốt hoặc bị đau. Lý giải cho tình trạng này là do vật liệu trám chưa ổn định và tương thích với khoang miệng. Ngoài ra, khi trám răng bác sĩ sẽ dùng một số khi cụ tác động lên răng để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn. Vì vậy mà sau khi trám xong răng thường trở nên nhạy cảm hơn đặc biệt là khi tiếp xúc với các món ăn nóng, lạnh.
Hàn răng đã lâu nhưng bị đau nhức có thể do những nguyên nhân sau:
Bác sĩ gắn miếng trám nằm quá cao so với các răng khác không chỉ gây đau, ê buốt mà còn làm cấn cộm gây nhiều bất tiện khi ăn nhai.
Một số trường hợp bị dị ứng với vật liệu trám không chỉ bị đau nhức mà còn có thể kèm theo các triệu chứng như ngứa, phát ban hoặc sưng viêm nướu.
Trường hợp răng sâu gây viêm tủy nhưng bác sĩ không tiến hành chữa tủy mà chỉ trám. Sau điều trị tủy viêm vẫn chưa được loại bỏ, vi khuẩn gây sâu răng vẫn còn bên trong có thể làm nghiêm trọng hơn bệnh lý và gây ra những cơn đau nhức dữ dội.
Miếng trám sử dụng trong một thời gian dài và chịu lực ăn nhai quá nhiều sẽ dẫn đến vỡ mẻ làm đau buốt, gián đoạn chức năng ăn nhai
Trường hợp răng sâu đến tủy răng nếu bác sĩ không trám đúng kĩ thuật. Khi đưa miếng trám lên răng không tinh chỉnh đúng cách sẽ làm va chạm với các dây thần kinh bên trong răng và dẫn đến hiện tượng ê buốt hoặc đau sau điều trị.
(Răng trám bị nhức có thể do vết trám bị nứt, mẻ)(**)
Tùy thuộc vào trường hợp răng vừa hàn xong hoặc đã hàn lâu năm mà bác sĩ sẽ có các hướng dẫn hoặc có các giải pháp điều trị như sau:
Đau ngay sau khi trám có thể do thuốc tê đã hết tác dụng. Trong trường hợp này bạn nên báo lại với bác sĩ để được kiểm tra vết trám hoặc kê toa thuốc hỗ trợ giảm đau kết hợp với chườm đá.
Thông thường sau khi trám răng xong các cảm giác đau, ê buốt răng sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 3 – 4 ngày. Nếu sau thời gian này những triệu chứng trên chưa cải thiện bạn nên liên hệ với bác sĩ và đến nha khoa để được khắc phục kịp thời.
Bác sĩ sẽ tiến hành mài miếng trám để chúng vừa khít với khớp cắn. Sau khi đã điều chỉnh tình trạng cấn cộm, đau nhức sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Bác sĩ sẽ tiến hành tháo miếng trám cũ và thay miếng trám mới có tính an toàn cao, lành tính với cơ địa của bạn
Bác sĩ sẽ tiến hành tháo miếng trám để chữa tủy. Sau khi tủy viêm đã loại bỏ hết sẽ tiến hành trám lại hoặc bọc sứ để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ và thay thế bằng miếng trám mới
Trường hợp dây thần kinh bị kích thích bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để có cách xử lý. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi thêm từ 1 – 2 tuần. Nếu sau thời gian này các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm tùy từng trường hợp sẽ dùng thuốc giảm đau hoặc chỉ định khắc phục bằng các giải pháp khác.
(Khi phát hiện miếng trám lâu ngày bị nhức bạn nên đến nha khoa kiểm tra và điều trị kịp thời)(**)
Để hạn chế tình trạng đau nhức sau khi trám răng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Để đảm bảo quá trình hàn răng được tối ưu bạn nên ưu tiên lựa chọn nha khoa uy tín có bác sĩ giỏi. Khi điều trị với bác sĩ tay nghề cao, thao tác kĩ thuật đúng sẽ giúp vật liệu trám bám chắc và vừa khít với vùng răng tổn thương. Từ đó sẽ giúp thao tác ăn nhai dễ dàng, tăng tính thẩm mỹ đáng kể.
Trước khi tiến hành hàn răng bạn nên trao đổi kỹ hơn với nha sĩ về việc sử dụng vật liệu trám nào có độ bền cao, an toàn với cơ địa. Thông qua thao tác thăm khám, xác định vị trí răng đang bị tổn thương, cơ địa của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định loại vật liệu phù hợp.
Hạn chế ăn trong 2 giờ đầu và nên tuân thủ các hướng dẫn sau điều trị của bác sĩ để giúp miếng trám cố định và tương thích với khoang miệng tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách từ 2 – 3 lần/ngày, chải răng nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn ở tất các răng bằng bàn chải lông mềm. Sau đó nên kết hợp với chỉ nha khoa, nước súc miệng để khoang miệng được làm sạch tốt hơn
Nên tuân thủ tái khám răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để bác sĩ cạo vôi, kiểm tra lại vết trám.
Hạn chế ăn các món quá cứng hoặc quá dai, không tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa axit, hạn chế ăn đồ nóng hoặc lạnh thường xuyên để kéo dài tuổi thọ của miếng trám
(Nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm từ 2 – 3 lần/ngày sau khi trám răng)(**)
Để đảm bảo an toàn và tối ưu kết quả chữa trị bạn nên nên ưu tiên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín. Peace Dentistry tự hào là một trong những hệ thống nha khoa uy tín hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ giỏi và phục vụ hơn hàng trăm ngàn khách hàng mỗi năm. Nha Khoa Peace Dentistry đã và đang là địa điểm được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để trám răng.
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia RHM giỏi chuyên môn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Hầu hết các bác sĩ đã qua đào tạo các khóa học nâng cao, sau đại học và đã có chứng chỉ hành nghề… Hơn 40% các bác sĩ đã từng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Để trám răng bạn sẽ được điều trị với bác sĩ tổng quát tay nghề cao, thao tác chuẩn xác, an toàn và hạn chế đau nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
(Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia RHM tại nha khoa Peace Dentistry)(**)
Nha khoa được đầu tư các trang thiết bị, công nghệ hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: ghế nha Kavo Premium Osstem, máy CT Cone Beam, máy Xquang 3 chiều kỹ thuật số Gendex GXDP-700 Series, Itero… giúp chẩn đoán nguyên nhân chính xác và hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị cho khách hàng.
(Ghế nha Kavo Premium và Osstem hiện đại)(**)
Nha khoa sử dụng các vật liệu trám như composite, GIC, amalgam, sứ, vàng, kim loại quý…có nguồn gốc rõ ràng, nhập khẩu chính hãng 100%.
Phòng tiểu phẫu được vô trùng cự tím để tránh lây nhiễm chéo và đảm bảo an toàn cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra các dụng cụ cũng đã được tiệt trùng, vô trùng bằng tia cực tím trước khi đem vào phòng tiểu phẫu.
Hy vọng thông tin về răng trám bị nhức ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)