Thun tách kẽ là một khí cụ hỗ trợ cho niềng răng chỉnh nha. Khi thực hiện chỉnh nha trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thêm các khí cụ hỗ trợ, trong đó việc đặt thun tách kẽ là rất phổ biến và nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình niềng răng về sau.
Nếu bạn chưa biết thun tách kẽ là gì, có tác dụng ra sao, khi nào cần đặt chun tách kẽ,… thì bạn đừng nên bỏ qua bài viết này mà hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu thông tin chi tiết nhất ở bài viết dưới đây.
Thun tách kẽ có tên tiếng anh là “Orthodontic Separators” là miếng cao su hình tròn có khá nhiều màu sắc hoặc là những thanh kim loại hình chữ L được gắn vào giữa kẽ răng số 5, 6 hoặc 7. Mục đích của việc đặt chun tách kẽ là để nong rộng hai răng, từ đó tạo ra khoảng cách để đặt band vào răng.
Trước khi tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ răng để tạo khoảng trống giữa các răng giúp cho răng có đầy đủ diện tích để di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp các khí cụ như: band răng, mắc cài, dây cung, … Có thể nói đây chính là thủ thuật đầu tiên trước khi tiến hành niềng răng mà hầu như một số người đều phải trải qua.
Nếu răng bạn quá sát khít nhau và không đủ diện tích để gắn band răng thì cần phải đặt thun tách kẽ. Đặc biệt khí cụ này thướng áp dụng cho răng hàm, nếu răng hàm của bạn mọc lộn xộn, chen chúc nhau thì càng cần đặt chun tách kẽ. Ngược lại, nếu như răng của bạn thưa, đủ khoảng trống thì không cần phải đặt chun tách kẽ. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng răng miệng bạn nên tới trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám và lên phát đồ điều trị.
Thun tách kẽ có 2 loại là chun cao su hoặc chun kim loại. Tuy nhiên thì loại chun làm từ cao su vẫn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến tại các nha khoa.
Loại thun này được làm từ chất liệu nhựa cao su nguyên chất, tự nhiên 100% và không sử dụng hóa chất độc hại, không gây tổn hại và tác dụng phụ cho răng miệng. Thun tách kẽ cao su thường có màu xanh, hơi cứng, kích thước khoảng 1mm. Chúng sử dụng lực đàn hồi tự nhiên nên sau khi nhét vào kẽ răng sẽ đẩy răng hàm ra xa nhau. Khi đạt đến khoảng trống nhất định chúng sẽ tự rớt ra ngoài.
Thun tách kẽ răng bằng kim loại ít được sử dụng hơn loại làm bằng cao su, chúng có hình chữ L với một vài lớp lò xo bên trong. Khi cụ kim loại thường được sử dụng trong các trường hợp cần tách kẽ từ 6 tuần trở lên. Vì làm bằng chất liệu kim loại cho nên chúng có thể gây tổn thương cho má, môi, nướu cao hơn so với thun cao su.
Gắn thun tách kẽ lên răng là kỹ thuật khá đơn giản, không quá phức tạp và cũng không tốn nhiều thời gian để thực hiện. Có 2 cách đặt chun tách kẽ mà bác sĩ thực hiện. Cụ thể như sau:
Để hỗ trợ tốt cho quá trình niềng răng thì thông thường bạn cần phải đeo thun tách kẽ khoảng 1 đến 2 tuần (tùy theo tình trạng răng miệng của mỗi người). Trong quá trình đeo chun tách kẽ có thể bạn sẽ gặp trường hợp rớt thun hoặc bị đứt, khi đó bạn cần liên hệ ngay với nha khoa để tiến hành đặt lại, tránh tình trạng làm kéo dài thời gian đeo thun.
Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người chuẩn bị niềng răng đang quan tâm không biết đặt thun tách kẽ có đau không? Theo nhiều khách hàng đã từng đặt chun tách kẽ nhận xét rằng: những ngày đầu khi đeo thun bạn sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu (giống như bị mắc thức ăn vào giữa hai kẽ răng) và đồng thời cảm thấy đau ê ẩm trên răng.
Giải thích cho những cơn đau khi đặt chun tách kẽ, bác sĩ giải thích như sau: Do bản chất của chun tách kẽ liên tục ép răng phải di chuyển với một tốc độ nhanh nên cơn đau mới xuất hiện. Tuy nhiên, những cơn đau này chỉ tồn tại khoảng 1 đến 2 ngày đầu đặt thun và sau đó chỉ là cảm giác vướng víu thông thường, vì vậy bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Khi đặt thun tách kẽ răng cảm giác đau nhức tại vị trí đặt thun là điều khó tránh khỏi. Nếu trong quá trình đeo chun tách kẽ mà cảm thấy đau thì bạn hãy áp dụng một số cách giảm đau dưới đây:
Mục đích chính của việc gắn thun tách kẽ là tạo khoảng trống để gắn band niềng răng vào răng hàm. Vì chun tách kẽ là khí cụ được gắn đầu tiên cho quá trình niềng răng và khi đeo chúng không tranh khỏi sự đau nhức, khó chịu trong thời gian đầu.
Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp bạn có thể niềng răng mà không cần phải đặt chun tách kẽ, bao gồm:
Việc niềng răng có đeo chun tách kẽ hay không hoàn toàn dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Sau khi thăm khám trực tiếp bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cùng với lời khuyên phù hợp để giúp bạn niềng răng hiệu quả hơn.
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin ở trên, chắc hẳn nhiều người băn khoăn không biết nên vệ sinh, ăn uống ra sao cho phù hợp. Hãy xử lý đúng cách trong trường hợp thun bị rơi ra ngoài…
Những cơn đau trong ngày đầu tiên sẽ khiến cho bạn phân vân là chưa biết nên ăn gì và kiêng ăn gì trong thời gian đặt thun tách kẽ. Dưới đây là một số thực phẩm cần thiết mà bạn có thể tham khảo:
Cách chăm sóc răng miệng khi đặt thun cũng rất đơn giản. Tuy nhiên để tránh trường hợp thun bị rớt hoặc bị đứt bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chun tách kẽ bị rơi ra trong quá trình thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo đúng lộ trình, mang tới độ hiệu quả cao khi niềng răng thì bạn cần tới phòng khám gặp bác sĩ để đặt lại thun càng sớm càng tốt.
Trong các trường hợp bạn lỡ không may nuốt thun tách kẽ thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng bởi thun được làm từ chất liệu vô hại đối với cơ thể. Thun sẽ bị đào thải ra ngoài và bạn cần phải đến nha khoa gặp bác sĩ để gắn lại sớm nhất. Để tranh tình trạng bị rơi thun hoặc nuốt thun thì bạn nên cẩn trọng trong lúc vệ sinh răng miệng cũng như lúc ăn uống.
"Hình ảnh đã được sự đồng ý của khách hàng"
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)