banner trang chủ

Ê BUỐT RĂNG NÊN DÙNG THUỐC GÌ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý


Tình trạng ê buốt răng kéo dài làm gián đoạn khả năng ăn nhai. Bị ê buốt răng nên dùng thuốc gì để cải thiện. Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry theo dõi bài viết sau đây.

I/ Nguyên Nhân Làm Cho Răng Ê Buốt:

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ê buốt răng:

1. Chăm sóc răng miệng sai cách:

Sử dụng bàn chải lông cứng và chải răng theo ngang với lực tác động mạnh sẽ làm các mảng bám không được loại bỏ triệt để. Ngoài ra, chải răng theo chiều ngang về lâu dài cũng sẽ khiến răng dễ bị mòn, nhạy cảm hơn.

2. Chế độ ăn thiếu cân bằng:

Chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng thiếu chất làm răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.

3. Thiếu hụt canxi:

Canxi có vai trò vô cùng quan trọng để duy trì sự chắc khỏe của răng và xương. Khi thiếu canxi răng của bạn sẽ dễ bị ê buốt, xương sẽ trở nên giòn và cơ thể thường dễ bị tê ở tay hoặc chân.

thuốc trị ê buốt răng

(Canxi là 1 i-on có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của răng và xương)(**)

4. Tai nạn, chấn thương gây sứt, mẻ răng:

Tai nạn, chấn thương ở vùng mặt làm răng bị sứt hoặc mẻ với kích thước lớn có thể làm lộ ngày răng, tủy răng ra bên ngoài dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

5. Một số thói quen xấu:

Nhai nước đá, dùng răng cắn các vật cứng có thể làm tổn thương men răng gây ê buốt răng. Hoặc thói quen nghiến răng thường xuyên sẽ khiến hai hàm sẽ chịu một lực tác động vô cùng lớn cũng là nguyên nhân làm răng trở nên nhạy cảm hơn.

6. Các bệnh lý về răng miệng:

Các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm nha chu…cũng có thể làm răng nhạy cảm hơn.

7. Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa:

Khi bạn thực hiện các thủ thuật như trám răng, chữa tủy, cạo vôi răng. Nếu răng bạn nhạy cảm thì sau khi điều trị sẽ gặp tình trạng ê buốt trong 1 – 2 ngày đầu.

thuốc chống ê buốt răng

(Ê buốt răng gây đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt)(**)

II/ Răng Ê Buốt Uống Thuốc Gì?

1. Gel chống ê buốt Sensi Kin:

Gel chống ê buốt Sensi Kin là sản phẩm thích hợp cho người có răng nhạy cảm và mắc các bệnh lý về nướu. Trong 1 tuýp có chứa các thành phần như Potassium Nitrate 5%, Sodium Fluoride 0.32%, Pro vitamin B5 0.5%, Vitamin E 0.2% có tác dụng giảm ê buốt nhanh, duy trì và ngăn ngừa những cơn ê buốt răng tái phát. Ngoài ra sản phẩm còn giúp phục hồi, nuôi dưỡng nướu và ngừa sâu răng.

2. Thuốc giảm đau:

  • Paracetamol: Là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay, có tác dụng giảm ê buốt răng nhanh chóng.
  • Aspirin và nhóm kháng sinh: Gồm có Amoxicilin, Spiramycin, Tetracycline,… có tác dụng hỗ trợ giảm các cơn đau nhức
  • Thuốc kháng sinh Metronidazole: Thuốc giúp giảm đau răng, ê buốt tạm thời, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

thuốc giảm ê buốt răng

(Paracetamol là loại thuốc trị ê buốt răng rất phổ biến)(**)

3. Viên bổ sung vitamin và khoáng chất:

Nếu răng ê buốt là do thiếu vitamin và khoáng chất bạn nên bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp hoặc viên uống canxi có tích hợp với vitamin D để tăng khả năng hấp thu.

III/ Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Điều Trị Răng Ê Buốt:

Bạn không nên tự ý ra ngoài nhà thuốc để mua thuốc và tự ý điều trị tại nhà. Bởi răng nhạy cảm có rất nhiều nguyên nhân gây ra cả yếu tố bên trong và có sự tác động từ bên ngoài. Để có chỉ định điều trị phù hợp bạn nên đến nha khoa kiểm tra. Thông qua thao tác thăm khám, kiểm tra nếu nguyên nhân xuất phát là do bệnh lý răng miệng như sâu răng, mòn răng, răng gãy mẻ thì chỉ cần can thiệp các thủ thuật nha khoa là đã có thể khắc phục được.

Trường hợp không mắc bệnh lý răng miệng mà do ăn uống thiếu chất, chải răng sai cách. Khi đó bác sĩ hướng dẫn lại cách chăm sóc răng, cân bằng dinh dưỡng hoặc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng. Nếu bị ê buốt kéo dài tùy theo tình trạng răng sẽ kê toa thuốc để giảm ê buốt răng.

thuốc chữa ê buốt răng

(Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ)(**)

IV/ Những Giải Pháp Ngăn Ngừa Răng Ê Buốt:

Để ngăn ngừa tình trạng răng ê buốt bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Tập thói quen chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm từ 2 – 3 lần sau bữa ăn. Khi đánh răng nên chải theo chiều xoay tròn hoặc chiều từ trên xuống. Sau đó nên dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để lấy sạch mảng bám ở các kẽ răng hàm, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng, lạnh, trái cây chứa nhiều axit thường xuyên. Nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng và cơ thể.

3. Thăm khám răng miệng định kỳ:

Tập thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và tầm soát sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện bệnh lý cũng sẽ được khắc phục và điều trị kịp thời.

gel chống ê buốt răng

(Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần có vai trò vô cùng quan trọng)(**)

Hy vọng thông tin về thuốc trị ê buốt răng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)