Hôi miệng là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả trẻ 1 tuổi. Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng là do đâu? Cách điều trị như thế nào? Để biết thêm thông tin hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé 1 tuổi bị hôi miệng cụ thể là:
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, cho trẻ ăn quá nhiều phomai, thịt bò, cá quá nhiều có thể gây mùi hôi khó chịu ở trẻ.
Ba mẹ không vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều ở khoang miệng làm hơi thở của bé có mùi.
Thói quen ngậm ti giả, mút ngón tay thường xuyên sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuấn thâm nhập vào khoang miệng gây ra các bệnh lý trong đó có hôi miệng.
(Vi khuẩn từ tay thâm nhập vào khoang miệng có thể làm trẻ 1 tuổi bị hôi miệng)(**)
Từ 6 tháng tuổi trở lên bé đã có thể uống nước lọc. Việc hạn chế cho trẻ uống nước ở giai đoạn này có thể làm cho trẻ bị khô miệng.
Trẻ em thường rất tò mò với các đồ vật xung quanh mình. Đặc biệt là với các món đồ chơi có kích thước nhỏ các bé sẽ rất thích gặm, cắn hoặc đưa vào mũi. Điều này có thể khiến niêm mạc bên trong mũi bị thương, viêm nhiễm và làm cho hơi thở có mùi lạ.
Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người lớn mà còn gây cực độc cho trẻ nhỏ. Ngửi khói thuốc lá không chỉ làm trẻ bị hôi miệng mà chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, khi phát hiện có người hút thuốc lá ba mẹ nên đưa bé tránh xa họ ra.
Một số bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan cũng có mối liên hệ mật thiết với triệu chứng hôi miệng ở bé 1 tuổi
Viêm đường ruột, viêm loát dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản khiến axit trong dạ dày bị trào ngược lên khoang miệng dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ.
Việc sử dụng một số loại thuốc tây như thuốc an thần, thuốc kháng histamin để điều trị các bệnh lý toàn thân có thể làm giảm sản xuất nước bọt gây khô miệng, hôi miệng ở trẻ.
(Sử dụng một số loại thuốc tây làm giảm tiết nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng ở trẻ)(**)
Để điều trị tình trạng hôi miệng cho trẻ 1 tuổi ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cho trẻ ăn đa dạng các món ăn khác nhau với đầy đủ 4 nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Trẻ ở độ tuổi này khi nấu ăn bạn nên nêm ít gia vị để cho trẻ có thể cảm nhận rõ mùi vị nguyên bản của từng loại thực phẩm.
Bé 1 tuổi còn khá nhỏ để có thể tự vệ sinh cá nhân. Để đánh răng cho bé mẹ nên dùng dùng gạc rơ lưỡi lau nhẹ từng răng sữa của trẻ.
(Để tránh bị hôi miệng cho trẻ 1 tuổi ba mẹ nên vệ sinh miệng bằng gạc rơ lưỡi thường xuyên)(**)
Nếu bé ngậm ti giả ba mẹ nên vệ sinh dụng cụ này thường xuyên đồng thời nên rửa tay chân của bé nhiều trong ngày.
Như đề cập ở trên, trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể uống nước lọc được. Vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung nước cho bé để duy trì độ ẩm cho khoang miệng. Khi miệng đủ ẩm vi khuẩn sẽ không thể phát triển và giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
Nếu trẻ đang mắc các bệnh lý toàn thân khác ba mẹ nên tích cực điều trị để sức khỏe của bé có thể được cải thiện trong thời gian sớm nhất.
Nếu đã áp dụng những giải pháp trên nhưng tình trạng răng của bé không được cải thiện. Lúc này ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị phù hợp.
Hy vọng thông tin về trẻ 1 tuổi bị hôi miệng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)