Chậm mọc răng ở trẻ luôn là nỗi lo lắng của ba mẹ. Vậy, nguyên nhân trẻ chậm mọc răng là gì? Cách xử lý khi trẻ bị chậm mọc răng là như thế nào? Tất cả các thắc mắc sẽ được Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Ở trẻ em quá trình mọc răng sẽ diễn ra như sau:
Trong quá trình mọc răng ở mỗi giai đoạn răng sữa hàm dưới sẽ được mọc trước tiên, sau khi đã mọc ổn định răng hàm trên sẽ bắt đầu mọc.
(Từ 6 tháng bé đã bắt đầu mọc 2 răng sữa đầu tiên)(**)
Thông thường, thời gian mọc răng của trẻ sẽ có sự chênh lệch. Có bé mọc rất sớm và cũng có bé mọc rất muộn. Nếu sau 12 tháng ba mẹ vẫn thấy bé chưa mọc răng nào điều này cho thấy bé đã mắc phải tình trạng chậm mọc răng.
Trẻ mọc răng muộn có thể do những nguyên nhân sau:
Trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh sớm hơn ngày dự sinh. Em bé sinh ra chưa đủ cân nặng, sức khỏe yếu, sự phát triển của xương và răng cũng chưa được hoàn thiện nên thường dẫn đến tình trạng mọc răng muộn.
Canxi là một I-on có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của răng và xương ở trẻ. Nếu bé đã bị thiếu hụt dưỡng chất từ giai đoạn mang thai khả năng cao sau này trẻ sẽ bị mọc thiếu răng hoặc mọc răng trễ.
(Thiếu canxi dễ gây ra nhiều bệnh lý về răng và xương ở trẻ nhỏ)(**)
Xem thêm: Cách bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
Cũng như người lớn, trẻ em cho dù là sơ sinh hay đã hình thành răng thì việc chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng. Việc chăm sóc răng kém sẽ làm gia tăng các bệnh lý như viêm nướu, nhiễm khuẩn khoang miệng gây ảnh hưởng đến thời gian mọc răng.
Trẻ em mắc hội chứng Dowm, suy tuyến giáp,… cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
Một số trẻ em có mô lợi cứng bẩm sinh. Vì vậy mà răng cần nhiều thời gian tác động đến nướu nhiều hơn mới có thể làm nướu nức ra và trồi lên bình thường.
Trẻ kén ăn, bữa ăn không cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng về lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý như: còi xương thấp bé, chậm nói, mọc răng trễ.
Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp tác động đến quá trình mọc răng của bé. Nếu trong gia đình ông bà, ba mẹ có tình trạng này. Khả năng cao bé cũng sẽ có tình trạng răng tương tự.
Thiếu hụt vitamin D, MK7 sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, hấp thu canxi. Ngoài ra, việc tiêu thụ Phopho quá mức có thể gây ảnh hưởng đến rối loạn chuyển hóa cũng làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
(ADN là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tình trạng răng của bé)(**)
Thực tế, thời gian mọc răng của mỗi bé sẽ không giống nhau. Có bé 6 tháng đã có răng cửa nhưng cũng có nhiều bé đến 1 tuổi mới có răng nhú lên. Nếu tình trạng răng mọc chậm chỉ xảy ra trong 1 năm đầu đời thì đây được xem là bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
Bé chậm mọc răng là tình trạng khá phổ biến. Nếu chúng chỉ xảy ra trong 1 năm đầu đời thì đây được xem là bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn về sức khỏe răng miệng của bé. Bởi tình trạng này kéo dài có thể gây ra những tác hại như:
Răng sữa mọc chậm và có thể chưa rụng ngay cả khi răng vĩnh viễn đã mọc lệch. Để có đủ không gian mọc hoàn thiện răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch ra khỏi cung hàm hoặc mọc bên trong, bên ngoài răng sữ
Răng mọc lẫy, hàm đôi sẽ xảy ra khi răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên và tình trạng này xảy ra ở rất nhiều trẻ nhỏ.
Hệ thống răng ngoài chức năng đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai chúng còn còn giúp trẻ phát âm chính xác. Do đó khi răng mọc chậm sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, việc ăn nhai không đảm bảo nên trẻ thường lười ăn, biếng ăn.
(Răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc dẫn đến hàm răng đôi)(**)
Để hạn chế tình trạng mọc răng muộn ở trẻ ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nếu bé còn bú sữa thì mẹ nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm. Trong mỗi bữa ăn nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ đã ăn dặm ba mẹ nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin K, vitamin D thông qua các loại trái cây, trứng sữa, phomai… để giúp cơ thể của bé được phát triển khỏe mạnh toàn diện.
(Cân bằng dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng)(**)
Vệ sinh răng miệng cho trẻ 2 lần/ngày là điều cần thiết. Mẹ chỉ cần quấn gạc vào ngón tay rồi vệ sinh từng răng cho bé. Đừng quên làm sạch các nướu răng để loại bỏ hết các vi khuẩn gây hại.
Chế độ sinh hoạt khoa học góp phần phát triển toàn diện cho cơ thể của trẻ. Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, vận động phù hợp…. Nếu bé còn quá nhỏ có thể tăm nắng mỗi buổi sáng từ 15 – 30 phút để tiêu diệt các virut và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Từ 3 tuổi trở lên bé đã có thể đến thăm khám tại nha khoa. Nếu trong độ tuổi này bé gặp tình trạng mọc răng muộn, sâu răng, viêm nướu… hoặc các bệnh lý răng miệng khác thì nên đưa bé đến nha khoa uy tín thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng răng bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
(Nếu thấy trẻ chậm mọc răng ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt)(**)
Hy vọng thông tin về trẻ chậm mọc răng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)