Uống nước lạnh bị ê buốt răng là cảm giác khó chịu mà nhiều người thường gặp phải. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Để biết thêm thông tin hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp qua bài viết sau đây.
Là việc xuất hiện những cơn đau, ê buốt răng khi uống nước lạnh. Triệu chứng này có thể xảy ra thoáng qua hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh
Ê buốt răng khi uống nước lạnh có thể đến từ những nguyên nhân sau:
Những người có tình trạng răng nhạy cảm do bẩm sinh, men răng quá mỏng khi ăn uống dồ nóng lạnh sẽ rất dễ bị ê buốt răng.
Chải răng quá mạnh theo chiều ngang trong một thời gian dài sẽ làm lớp men răng bị bào mòn đi nhanh chóng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng khi uống nước lạnh.
Nghiến răng là một hành động vô thức diễn ra trong lúc bạn căng thẳng và cả trong giấc ngủ. Khi nghiến răng hai hàm sẽ chịu một lực tác động vô cùng lớn. Thói quen này lặp lại thường xuyên sẽ khiến cho răng dễ bị gãy, mẻ, ê buốt, đau hàm, rối loạn khớp cắn…
(Mòn men răng làm gia tăng nguy cơ bị buốt răng khi uống nước lạnh)(**)
Sử dụng kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng mạnh sẽ làm bào mòn đi lớp men răng nhanh chóng. Men răng là bộ phận giúp bảo vệ răng khỏi tình trạng ê buốt và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công. Vì vậy, khi mất đi lớp men này răng bạn sẽ dễ bị ê buốt, nhạy cảm hơn.
Vôi răng (cao răng) là kết quả của quá trình tích tụ mảng bám kết hợp với vi khuẩn. Theo thời gian những mảng bám này sẽ bị vôi hóa và tạo thành những lớp cao răng cứng chắc bám chặt vào chân răng. Tình trạng này không chỉ gây hôi miệng, ố vàng răng mà còn có thể gây ê buốt răng
Các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm nha chu…có thể làm răng nhạy cảm ơn khi tiếp xúc với thực phẩm lạnh.
Răng bị nứt hoặc mẻ với kích thước lớn có thể làm lộ ngày răng, tủy răng ra bên ngoài dẫn đến tình trạng ê buốt răng
Viêm tủy răng là kết quả của bệnh sâu răng lâu ngày không được điều trị. Vi khuẩn sẽ ngày càng thâm nhập sâu vào bên trong răng và làm viêm tủy. Trong quá trình ăn uống khi nhai thức ăn vào khu vực này bạn sẽ gặp những cơn đau nhức dữ dội hoặc bị ê buốt răng lan đến vùng đầu.
(Răng bị viêm tủy gây đau nhức, nhạy cảm hơn khi uống nước nóng, lạnh)(**)
Nếu tình trạng ê buốt răng diễn ra thường xuyên hơn khi uống nước lạnh bạn nên đến nha khoa kiểm tra. Thông qua thao tác kiểm tra, chụp phim tùy thuộc vào nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị phù hợp.
Tại Peace Dentistry, tùy thuộc vào tình trạng răng của khách hàng để chữa ê buốt răng bác sĩ sẽ áp dụng 1 trong 2 cách sau đây:
Trám răng sẽ được chỉ định khi khách hàng có tình trạng sâu răng, mòn men răng gây ê buốt ở mức độ nhẹ. Để điều trị bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng sau đó tiến hành trám lại bằng vật liệu composite. Miếng trám composite có màu gần giống với răng thật, độ bền cao nên có thể đảm bảo tốt cả chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho bạn.
Nếu răng bị ê buốt nghiêm trọng do nứt mẻ, nhiều răng bị mòn hoặc có nhiều răng sâu nặng thì giải pháp khắc phục tối ưu là bọc răng sứ. Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và mài cùi răng theo tỉ lệ chuẩn xác. Sau đó tiến hành lấy dấu để chế tác răng sứ. Sau khi hoàn thiện răng sứ bác sĩ sẽ gắn lên răng, tiến hành tinh chỉnh để cho răng sứ khớp với răng thật và hoàn tất điều trị. Sau điều trị răng sẽ trở nên trắng sáng, đều đẹp, tình trạng buốt răng được khắc phục hiệu quả và đảm bảo tốt cho việc ăn nhai.
(Kết quả bọc răng sứ được thực hiện tại Peace Dentistry)(**)
Để cải thiện tình trạng răng ê buốt khi uống nước lạnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tập thói quen chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm từ 2 – 3 lần sau bữa ăn. Khi đánh răng nên chải theo chiều xoay tròn hoặc chiều từ trên xuống. Sau đó nên dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để lấy sạch mảng bám ở các kẽ răng hàm, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng, lạnh thường xuyên. Nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng và cơ thể.
Bổ sung thêm viên uống, ống canxi với hàm lượng phù hợp theo từng độ tuổi để giúp cho răng và xương thêm chắc khỏe
(Vệ sinh răng miệng đúng cách là việc làm đơn giản giúp cho răng trở nên chắc khỏe)(**)
Trà xanh được biết đến là một nguyên liệu có chứa chất chống oxi hóa cao. Ngoài ra trong lá trà còn chứa catechin giúp răng và nướu trở nên săn chắc, ngăn ngừa tình trạng ê buốt. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần bỏ túi lọc trà xanh vào 250ml nước sôi. Mỗi ngày có thể uống từ 1 – 2 ly sẽ giúp cải thiện tình trạng răng hiệu quả.
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp và được biết đến với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Để dùng tỏi chữa ê buốt răng bạn chỉ cần xay nhuyễn 1-2 tép tỏi với 1 ít nước. Sau đó dùng tăm bông chấm vào dung dịch và thoa lên vùng răng bị ê buốt từ 3-5 phút. Cuối cùng súc miệng lại với nước, có thể áp dụng mẹo này từ 3 – 4 lần/tuần.
Trong quả óc chó có chứa axit linoleic, canxi, photpho có tác dụng giảm sự kích thích đến các dây thần kinh quanh răng. Khi gặp tình trạng ê buốt răng bạn vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn vài hột óc chó. Những thành phần trong quả óc chó có thể bổ sung và giúp giảm triệu chứng ê buốt răng khi ăn trong một thời gian dài.
Đây là mẹo dân gian được ông bà ta áp dụng từ rất lâu. Để chữa đau răng bằng rượu cau bạn đánh răng sạch trước. Sau đó ngậm rượu cau và dể yên từ 5 – 10 phút rồi nhổ đi. 30 phút sau đó không nên ăn gì để chúng phát huy tác dụng. Có thể dùng mẹo này từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi cải thiện.
(Dùng rượu cau để chữa răng ê buốt là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng)(**)
Hy vọng thông tin về uống nước lạnh bị buốt răng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)