Người bị viêm xoang thường khó chịu với các triệu chứng như: nghẹt mũi, đau đầu, chóng mặt…Vậy, viêm xoang có gây hôi miệng không? Bệnh lý này nên được khắc phục như thế nào? Hãy cùng Peace Dentistry tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây
Xoang là những hốc rỗng nằm trong xương sọ. Trong những hốc xoang xương được bọc bởi những niêm mạc chứa đầy không khí sạch. Khi các hốc rỗng này bị bịt kín với dịch mũ sẽ dẫn đến tình trạng viêm lớp niêm mạc hay còn gọi là viêm xoang.
(viêm xoang mũi là bệnh lý tai-mũi-họng phổ biến)(**)
“Viêm xoang có gây hôi miệng không?” thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Khi có đờm trong mũi sẽ gây ngạt thở. Do đó bệnh nhân thường phải ho hoặc khạc để đẩy đờm (dịch mủ) ra ngoài. Trong quá trình này một lượng dịch mủ sẽ còn mắc kẹt và đi xuống khoang miệng trú ngụ ở đây, từ đó sẽ gây nên tình trạng hôi miệng.
Ngoài ra, viêm xoang mũi tức là trong nước mũi đã chứa đầy vi khuẩn, dịch mũi từ không màu sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng sậm. Nhiều người thường có thói quen nuốt đờm xuống khoang miệng. Đây là môi trường rất thuận lợi để chúng sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn sẽ bám chặt vào thực quản, vòm họng gây ra bệnh viêm họng. Khi đó, khoang miệng sẽ có mùi hôi miệng nghiêm trọng, đánh răng hay vệ sinh răng miệng cũng không thể khử hết mùi hôi này.
(hôi miệng và viêm xoang mũi hoàn toàn có mối liên hệ mật thiết với nhau)(**)
Uống trà gừng mật ong mỗi ngày sẽ giúp giảm hôi miệng và cải thiện đáng kể các triệu chứng do bệnh viêm xoang gây ra. Bạn cho trà đã xay nhuyễn hoặc cắt lát và thêm 2 thìa mật ong vào ly sau đó đổ nước sôi vào để nguội. Mỗi ngày có thể uống từ 1-2 ly.
Trong bạc hà có chừa hàm lượng tinh dầu cao có thể hỗ trợ cải thiện bệnh viêm xoang gây hôi miệng. Để thực hiện bạn dùng 4-5 lá bạn hà đã rửa sạch. Sau đó cho vào miệng nhai từ 3-5 phút và súc miệng lại với nước sạch. Áp dụng cách làm từ 2-3 lần/ngày.
Thông thường những mẹo chữa dân gian tại nhà thường chỉ mang tính khắc phục kịp thời và không thể áp dụng lâu dài. Để có phương pháp điều trị chính xác bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm sẽ có các giải pháp chữa trị như sau:
Là thuốc được chỉ định khá phổ biến trong điều trị viêm xoang cấp. Bác sĩ sẽ kê một số toa một số loại thuốc có tác dụng tiêu sưng, chống phù nề. Đồng thời thuốc sẽ giúp dịch nhầy lưu thông dễ dàng hơn trong các hốc xoang, giảm khó thở và nghẹt mũi.
Bạn có thể kết hợp nước muối sinh lý được thiết kế ở dạng dành để súc họng và làm sạch khoang mũi để giảm bớt dịch mủ và cải thiện tình trạng hôi miệng. Mỗi ngày nên thực hiện vệ sinh từ 2-3 lần.
Trường hợp vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn viêm xoang mạn tính bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh đặc trị. Lưu ý bạn cần dùng kháng sinh theo đúng liều lượng chỉ định từ bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Các trường hợp viêm xoang mãn tính do dị ứng sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc chống dị ứng để làm nhẹ phản ứng quá miễn và viêm tại chỗ.
Nếu việc sử dụng thuốc không có tác dụng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng với bệnh nhân viêm xoang đó là: nạo VA, dẫn lưu dịch tiết, cắt bỏ polyp mũi…
Hy vọng qua bài viết Peace Dentistry chia sẻ bạn đã có thêm thông tin chi tiết về tình trạng viêm xoang gây hôi miệng. Bệnh lý này thường tái phát gây ảnh hưởng đến lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và có giải pháp chữa trị kịp thời.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)