banner trang chủ

BÉ BỊ VIÊM LỢI, NHIỆT MIỆNG – TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


Viêm lợi và nhiệt miệng là 2 bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gây đau nhức và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thói quen sinh hoạt của trẻ. Nguyên nhân nào làm bé bị viêm lợi nhiệt miệng? Giải pháp điều trị như thế nào? Để được giải đáp cụ thể hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry tìm hiểu bài viết sau đây.

I/ Viêm Lợi Nhiệt Miệng Ở Trẻ Là Gì?

Viêm lợi (viêm nướu) là tình trạng sưng viêm nướu, nướu chuyển sang màu đỏ kèm theo đau nhức hoặc chảy máu chân răng. Bệnh lý này khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí răng nào trên cung hàm của trẻ.

Nhiệt miệng là tình trạng trên niêm mạc miệng xuất hiện một nốt trắng nhỏ và được bao bọc bởi 1 vòng tròn màu đỏ ở bên ngoài. Tương tự như viêm nướu các nốt nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Tình trạng này làm trẻ bị đau nhức, buốt, rát trong khi giao tiếp hoặc ăn nhai.

bé bị viêm lợi nhiệt miệng

(Nhiệt miệng làm trẻ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, giao tiếp)(**)

II/ Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Viêm Lợi Nhiệt Miệng:

Ba mẹ có thể nhận biết các bệnh lý này ở trẻ thông qua các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị hôi miệng
  • Khi quan sát sẽ thấy có những đốm trắng, vết loét kèm sưng đỏ trên niêm mạc miệng
  • Trẻ thường xuyên khóc quấy, khó chịu
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn
  • Trẻ thường than đau răng…

III/ Nguyên Nhân Khiến Bé Bị Viêm Lợi Nhiệt Miệng:

Bé bị viêm lợi nhiệt miệng thường đến từ những nguyên nhân sau:

1. Vệ sinh răng miệng kém:

Trẻ nhỏ thường hay vội vàng nên rất khó đứng yên một chỗ quá lâu để đánh răng. Khi thao tác chải răng qua loa sẽ không thể làm sạch hết mảng bám, vi khuẩn tích tụ ở các kẽ răng. Theo thời gian sẽ rất dể hình thành nên các bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng…

nguyên nhân bé bị viêm lợi

(Vệ sinh răng miệng kém có thể làm bé bị viêm lợi, hôi miệng, sâu răng)(**)

2. Thiếu vitamin:

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, trẻ ăn uống thiếu chất không chỉ làm bé chậm phát triển, sức đề kháng suy giảm mà còn dễ mắc các bệnh lý như chảy máu chân răng, viêm nướu…

3. Tổn thương miệng do cắn vào má, ăn đồ nóng, cay:

Thao tác ăn nhai quá nhanh có thể làm răng cắn trúng vào má, niêm mạc miệng. Hoặc thói quen ăn đồ cay nóng thường xuyên cũng có thể gây nóng trong, lở miệng ở trẻ.

4. Nhiễm virus, vi khuẩn:

Virus Herpes có thể gây nhiệt miệng ở mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ. Trong khi đó chủng vi khuẩn Porphyromonas gingivalis lại gây viêm nướu ở trẻ rất cao.

5. Do vôi răng, mảng bám:

Vôi răng, mảng bám tích tụ nhiều dưới chân răng nếu không loại bỏ lớp vôi sẽ ngày càng dày lên gây ra các bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng…

6. Trẻ mọc răng:

Viêm nướu khi đang mọc răng cũng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Triệu chứng này sẽ dần biến mất khi răng sữa đã mọc lên hoàn tất

nguyên nhân trẻ bị viêm lợi

(Mọc răng có thể làm trẻ bị sốt, sưng nướu răng tạm thời)(**)

IV/ Bé Bị Viêm Lợi Nhiệt Miệng Có Nguy Hiểm Không?

Nhiệt miệng ở trẻ em là bệnh lý rất dễ điều trị. Bạn chỉ cần dùng mật ong thoa lên vết loét hoặc sử dụng gói thuốc bôi chuyên dụng và thoa lên vùng mô mềm bị tổn thương thì sau 3 – 4 ngày là các nốt lở miệng sẽ tự động biến mất. Lưu ý nếu ba mẹ dùng thuốc bôi cho trẻ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Bệnh viêm nướu ở giai đoạn nhẹ cách điều trị cũng rất đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn không điều trị sớm và để chúng tiến trển nghiêm trọng. Khi đó bệnh có thể gây đau nhức, nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống sinh hoạt của trẻ. Mặt khác, vi khuẩn gây viêm lợi có thể thâm nhập vào máu và đi vào bên trong cơ thể gây ra các bệnh lý về viêm gan, viêm não, tim mạch… sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

V/ Cách Chữa Viêm Lợi Nhiệt Miệng Cho Bé Hiệu Quả Tại Nhà:

Để chữa viêm lợi, nhiệt miệng tại nhà cho trẻ ba mẹ có thể tham khảo các cách làm sau:

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách:

Tập cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối bằng bàn chải lông mềm với nhiều hình thù đáng yêu để thu hút bé kết hợp với kem đánh răng chứa fluoride. Ba mẹ nên đánh răng cùng với bé để có thể theo dõi cũng như điều chỉnh thao tác chải răng cho bé.

chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà

(Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách là việc làm đơn giản giúp hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng)(**)

2. Thay đổi chế độ ăn uống:

Cân bằng dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm từ rau củ, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa… để trẻ được nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

3. Sử dụng các mẹo dân gian:

a. Uống nước ép cà chua:

Trong cà chua có chứa nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và có tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả. Để chữa nóng trong, lở miệng cho trẻ phụ huynh có thể cho bé uống nước ép cà chua từ 1 – 2 lý/ngày cho đến khi cải thiện.

b. Dùng mật ong:

Mật ong với đặc tính sát khuẩn cao có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi, hôi miệng, nhiệt miệng hiệu quả. Sau khi đánh răng, hãy chà xát một lượng nhỏ mật ong vào khu vực đang bị viêm và để yên từ 3 – 5 phút. Bạn nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho đến khi nướu, vết loét đã cải thiện.

c. Nha đam:

Trong nha đam (lô hội) có chứa đến 75 thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất như: acid salicylic, anthraquinone, saponin, sterol… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Để chữa viêm lợi bạn lấy một ít nhựa của nha đam và thoa lên vùng nướu đang bị viêm. Mỗi ngày có thể áp dụng mẹo này từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi cải thiện.

chữa viêm lợi cho trẻ bằng mẹo dân gian

(Dùng nha đam để chữa viêm nướu cho các bé là cách làm được nhiều người áp dụng)(**)

4. Bổ sung vitamin B, C:

Bổ sung các viên uống vitamin hoặc ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi thường xuyên có thể giúp cơ thể được nạp một lượng lớn vitamin B,C. 2 loại vitamin này có thể giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa được sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

5. Dùng gel bôi:

Phụ huynh có thể dùng các loại gel bôi như Periokin, Dentosmin, Metrogyl Denta…Tuy nhiên, để có chỉ định dùng sản phẩm phù hợp ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Khi nào cần đưa bé đến nha khoa?

Khi thấy tình trạng viêm lợi, nhiệt miệng của bé có dấu hiệu nghiêm trọng. Trẻ mệt mỏi và bị đau nhức kéo dài ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có giải pháp điều trị kịp thời.

VI/ Giải Pháp Điều Trị Viêm Lợi, Nhiệt Miệng Tại Nha Khoa Peace Dentistry:

Tại Peace Dentistry, để chữa 2 bệnh lý này bác sĩ sẽ áp dụng các giải pháp sau:

1. Làm sạch mảng bám:

Nếu trẻ bị viêm nướu là do vôi răng thì bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng. Để thực hiện bác sĩ sẽ dùng thiết bị sóng siêu âm tác động nhẹ nhàng đến chân răng để bóc tách hết các lớp cao răng. Đầu sóng siêu âm rất nhỏ và hầu như không tác động đến răng của trẻ nên rất ít đau hoặc không gây đau. Sau khi vôi răng đã được lấy đi hết tình trạng viêm nướu cũng sẽ được khắc phục triệt để.

cạo vôi răng để tránh viêm lợi

(Kết quả cạo vôi răng được thực hiện tại Peace Dentistry)(**)

2. Điều trị bằng dung dịch sát khuẩn:

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bé mà bác sĩ sẽ dùng một số loại dung dịch sát khuẩn chuyên biệt để kiểm soát bệnh lý và giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan hiệu quả.

3. Tư vấn cách chăm sóc răng miệng cho bé:

Bác sĩ sẽ hướng dẫn lại cách chăm sóc răng của trẻ. Khi thói quen đánh răng được điều chỉnh và thực hiện đúng cách thì tình trạng bệnh lý của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Hy vọng thông tin về bé bị viêm lợi nhiệt miệng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry Quận 7 hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)