banner trang chủ

5 Cách Kiểm Tra Hơi Thở Có Mùi Chính Xác Và Đơn Giản


Làm thế nào để biết mình bị hôi miệng? Hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry Quận 7 thực hiện 5 cách kiểm tra hơi thở có mùi đơn giản và chính xác thông qua bài viết dưới đây.

I/ Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng:

Hôi miệng dù đã đánh răng thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Hôi miệng do đánh răng không sạch
  • Ăn quá nhiều thực phẩm nặng mùi
  • Cơ thể thiếu nước
  • Bệnh lý răng miệng
  • Bệnh viêm amidan, viêm họng, đau dạ dày…

vôi răng nhiều gây hôi miệng

(Hôi miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến)(**)

II/ Hôi Miệng Gây Ra Những Ảnh Hưởng Gì?

  • Thực tế, những người mắc bệnh hôi miệng lâu năm cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Tình trạng này kéo dài khiến cho họ cảm thấy tự ti và dần ít tiếp xúc với mọi người xung quanh.
  • Mặt khác, nếu tình trạng hôi miệng xuất phát từ bệnh lý khác và không có giải pháp chữa trị sẽ khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

hôi miệng gây nhiều biến chứng nguy hiểm

III/ 5 Cách Kiểm Tra Hơi Thở Có Mùi Đơn Giản Và Chính Xác:

Bạn có thể nhận biết mình bị hôi miệng thông qua các cách sau

Cách 1: liếm cổ tay để kiểm tra

Rửa sạch cổ tay và lau khô tay, sau đó dùng lưỡi liếm trực tiếp lên cổ tay. Sau khi nước bọt khô bạn ngửi thử nước bọt xem có mùi hay không. Trường hợp nước bọt không có mùi quá khó chịu có thể bạn không bị hơi thở có mùi hoặc ở mức độ nhẹ. Ngược lại nếu cảm nhận được mùi hôi chứng tỏ bạn đã bị hôi miệng.

Cách 2: dùng thìa để kiểm tra

Để thực hiện, bạn dùng một cái thìa dùng và úp lên lưỡi. Tránh đặt quá sâu vì có thể gây khó chịu, nôn ói rồi kéo từ từ ra ngoài miệng. Sau đó, ngửi chiếc thìa đã cạo lưỡi để biết chính xác mùi hơi thở của mình. Nếu màu sắc từ bả cạo lưỡi nhiều và có màu đậm thì khả năng cao bạn đang bị hôi miệng.

Cách 3: ngửi hơi thở trực tiếp

Ngửi hơi thở trực tiếp cũng là cách để kiểm tra mùi hôi miệng dễ thực hiện. Bạn chỉ cần sử dụng 2 bàn tay của mình đưa lên che miệng và mũi lại. Sau đó để 2 bàn tay tạo thành một vòng kín ngăn không cho hơi thở thoát ra ngoài. Tiếp theo hà hơi trực tiếp vào lòng bàn tay để cảm nhận xem hơi thở có mùi không.

Dùng tay che lên miệng để kiểm tra hơi thở có mùi

(Dùng tay để kiểm tra hơi thở có mùi là cách được nhiều người áp dụng)(**)

Cách 4: Thổi hơi vào chiếc cốc

Đây là một cách kiểm tra dễ thực hiện. Bạn chuẩn bị một chiếc cốc sạch, miệng cốc to vừa bằng khuôn miệng để kiểm tra mùi hơi thở. Đặt cốc cách miệng khoảng 2-3cm và phà hơi nhiều lần vào đó. Sau đó kiểm tra bằng cách ngửi sẽ biết được hơi thở của bạn có mùi không.

Cách 5: Dùng chỉ nha khoa để kiểm tra

Dùng chỉ nha khoa là một trong những cách giúp xác định hôi miệng đơn giản mang lại tính chính xác cao. Để thực hiện bạn chỉ cần lấy chỉ hoặc tăm chỉ nha khoa luồng vào các kẽ răng. Sau đó ngửi vào đoạn chỉ nha khoa, nếu phát hiện hơi thở có mùi chứng tỏ bạn đã bị hôi miệng. Mùi hôi này xuất phát từ mảng bám còn vắt lại giữa những kẻ răng. Mảng bám càng nhiều thì hơi thở có mùi sẽ càng nặng.

sử dụng chỉ nha khoa để kiểm tra hơi thở có mùi

(Sử dụng chỉ nha khoa là mẹo tự kiểm tra hơi thở có mùi dễ thực hiện)(**)

IV/ Làm Cách Nào Để Khắc Phục Tình Trạng Hơi Thở Có Mùi:

Để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:

1/ Đánh răng đúng cách:

Đánh răng từ 2-3 lần/ngày, khi chải răng nên chải theo chiều dọc từ trên xuống dưới hoặc chải theo hướng xoay tròn. Lựa chọn bàn chải có đầu tròn để thao tác làm sạch vùng răng hàm dễ dàng hơn. Sau khi đánh răng bạn nên dùng thêm nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch.

2/ Uống nhiều nước:

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Khi uống nước nên chia thành từng ngụm nước nhỏ, uống nhiều nước trong một lúc sẽ làm quá tải các cơ quan trong cơ thể. Uống nước thường xuyên sẽ giúp khoang miệng duy trì đủ độ ẩm. Từ đó, cải thiện tốt tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả.

uống nhiều nước để không bị khô miệng gây hôi miệng

3/ Hạn chế ăn thực phẩm có mùi:

Để cải thiện tình trạng hôi miệng bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nặng mùi. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi đáng kể.

4/ Kiểm tra răng miệng định kỳ:

Bạn nên cạo vôi răng 6 tháng/lần để giúp loại bỏ mảng bám gây hôi miệng hiệu quả. Việc thăm khám răng miệng định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh lý răng miệng và có giải pháp điều trị kịp thời (nếu có).

cạo vôi răng khắc phục hôi miệng

(Cạo vôi răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám, cải thiện hơi thở có mùi cho khách hàng được thực hiện tại Peace Dentistry)(**)

4/ Điều trị bệnh lý toàn thân

Trường hợp hơi thở có mùi do bệnh đau dạ dày, sỏi amidan… bạn nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng qua bài viết Peace Dentistry chia sẻ bạn đã biết cách tự kiểm tra hơi thở của mình. Miệng có mùi hôi có thể xuất phát từ bệnh lý răng miệng hoặc bệnh lý toàn thân. Do đó bạn nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Hiện tại Peace Dentistry đã có đội ngũ tư vấn hỗ trợ chuyên sâu về bệnh hôi miệng.

Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)