banner trang chủ

Chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh! Không thể chủ quan


Phần lớn chúng ta khi thấy bị chảy máu chân răng đều có chung suy nghĩ “chắc do đánh răng mạnh quá”, “do trầy nướu” hoặc nhiều người chẳng mảy may suy nghĩ. Nhưng! Đó thực sự là một sai lầm tai hại. Trước hết, chảy máu chân răng là cách mà cơ thể đang cảnh báo bạn “Bạn có bệnh”. Và đó có thể là những bệnh gì? Nguy hiểm hay không? Và cách tốt nhất khi bị chảy máu chân răng là gì?

Bài viết với sự tư vấn của bác sĩ Đặng Hoàng Cương – Hệ thống nha khoa Peace Dentistry

CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG

(Nguyên nhân chủ yếu nhất của hiện tượng chảy máu chân răng)

Chảy máu chân răng là biểu hiện của một số bệnh về răng miệng, và đều là những bệnh không thể xem thường. Cụ thể:

1. Vôi răng tích tụ gây viêm nướu từ đó gây chảy máu chân răng và hàng loạt vấn đề khác

chảy máu chân răng do viêm nướu

(Chảy máu chân răng do viêm nướu và nguyên nhân là do vôi răng)

Vôi răng tưởng là không có gì nguy hiểm nhưng thật ra, vôi răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loạt bệnh răng miệng (viêm nướu, viêm nha chu, răng lung lay, hôi miệng, vàng răng) và là nguyên nhân chính gây mất răng sớm.

Nướu khoẻ mạnh thường có màu hồng, ôm sát vào thân răng. Khi vôi răng tích tụ làm cho nướu không còn ôm sát chân răng, và dưới vôi răng luôn là một “ổ vi khuẩn”, và từ đó gây viêm nướu, nướu sẽ trở nên sưng tấy, dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng, xỉa răng thậm chí khi ăn uống.

viêm nướu gây chảy máu chân răng

(Viêm nướu gây chảy máu chân răng có thể diễn biến nặng hơn và nguy cơ hàng loạt vấn đề răng miệng)

2. Viêm nha chu gây chảy máu chân răng

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến. Bệnh nha chu làm mất liên kết giữa nướu và răng, vùng viêm nhiễm ăn sâu vào các phần bên dưới nướu, nướu tụt dần không còn ôm sát vào thân răng, làm thân răng suy yếu, lung lay và cuối cùng là mất răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu cũng có nguyên nhân từ vôi răng tích tụ.

viêm nha chu gây mất răng

(Viêm nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng sớm, và chảy máu chân răng là 1 trong các biểu hiện của viêm nha chu (**))

giai đoạn hình thành nha chu

(Các giai đoạn hình thành của bệnh nha chu: vôi răng tích tụ gây viêm nướu => viêm nha chu => viêm nha chu nặng làm phần nướu lỏng lẻo => nguy cơ mất răng cao (**))

3. Áp xe chân răng hoặc áp xe quanh răng

– Áp xe chân răng: Loại áp-xe này xuất hiện ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị, trong đó phổ biến nhất là sâu răng dẫn đến viêm tủy và hoại tử tủy răng. Khi bị áp xe chân răng sẽ thường xuyên bị chảy máu chân răng, kèm theo sưng nướu, hoặc thính thoảng có thể gây sốt. Cần được điều trị sớm.

– Áp xe quanh răng: Loại áp-xe này xuất hiện ở toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu. Bệnh này cũng cần được điều trị sớm.

áp xe chân răng

(Áp xe quanh răng, áp xe chân răng gây chảy máu chân răng là bệnh rất tai hại, cần được điều trị kịp thời)

– Tiêu xương chân răng: Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng và xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Tiêu xương chân răng sẽ dẫn đến đồng thời khá nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.

tiêu xương chân răng

CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CÓ THỂ LÀ SỰ CẢNH BÁO CỦA CƠ THỂ

Chảy máu chân răng cũng có thể là lời cảnh báo mà cơ thể dành cho bạn khi có sự bất thường trong vấn đề sức khỏe. Cụ thể:

– Suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

– Thiếu vitamin C cũng mang đến hiện tượng chảy máu chân răng và kèm theo các vấn đề như: ngủ lịm, khó thở và đau xương.

– Thiếu Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường.

– Nhưng đáng ngại nhất là chảy máu chân răng cũng có thể cơ thể đang cảnh bảo về một số bệnh rất đáng ngại: bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu, hoặc một số dạng bệnh liên quan đến ung thư của máu hoặc tủy xương từ đó gây ảnh hưởng quá trình đông máu, gây chảy máu chân răng dai dẳng.

ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO BỆNH RĂNG MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?

Trước hết, về mặt nhận thức: Chúng ta tuyệt đối không chủ quan với chảy máu chân răng vì đó là biểu hiện của bệnh răng miệng hoặc là sự cảnh báo của cơ thể khi có bất thường, nhưng nguyên nhân chủ yếu do bệnh về răng miệng. Và các bệnh răng miệng này đều có thể dẫn đến mất răng sớm.

Về giải pháp điều trị thì tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nên hiện tượng này, cụ thể:

– Nếu là chảy máu chân răng do viêm nướu (vôi răng tích tụ gây viêm nướu) thì cần tiến hành cao vôi răng sớm, làm sạch các vùng nướu bị viêm. Và điều trị cần thực hiện sớm để tránh viêm diễn biến nặng hơn.

– Nếu là chảy máu chân răng do viêm nha chu thì sẽ phải tiến hành điều trị nha chu và tuỳ mức độ viêm nặng hay nhẹ mà chọn giải pháp phù hợp như nạo túi nha chu, uống thuốc kháng viêm, phẫu thuật nha chu…

– Nếu chảy máu chân răng được xác định do áp xe chân răng hoặc áp xe quanh răng thì cần loại bỏ vùng viêm nhiễm gây áp xe, hoặc chữa tủy, hoặc phục hình răng…

cạo vôi răng

(Cạo vôi răng định kỳ giúp làm sạch mảng bám, răng miệng sạch sẽ, hơi thở thơm tho và phòng ngừa các bệnh răng miệng gây ra do vôi răng (**))

HÌNH ẢNH KHÁCH HÀNG TẠI PEACE DENTISTRY

"Hình ảnh đã được sự đồng ý của khách hàng"


hình ảnh khách hàng bọc 20 răng sứ zirconia zolid

(Bọc 20 răng sứ Zirconia Ceramill Zolid cho răng tối màu, bảo hành IPDI 10 năm (**))

hình ảnh khách hàng bọc 20 răng sứ cercon cho răng tối màu

(Bọc 20 răng sứ Cercon cho răng tối màu, bảo hành IPDI 10 năm (**))

trồng 2 trụ implant neodent và răng sứ zirconia khôi phục 2 răng cửa

(Trồng 2 trụ implant Neodent và răng sứ Zirconia khôi phục 2 răng cửa (Phục hình tức thì) (**))

hình ảnh khách hàng tẩy trắng răng

(Tẩy trắng răng Plasma (**))

Xem thêm hình ảnh khách hàng

hình ảnh khách hàng tại nha khoa peace dentistry

Xem thêm hình ảnh khách hàng tại Peace Dentistry

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)