banner trang chủ

RĂNG MỌC LẪY: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, TÁC HẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


Răng mọc lẫy là tình trạng rất phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Vậy, nguyên nhân dẫn đến răng mọc lẫy ở trẻ là gì? Bị răng mọc lẫy có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này. Cùng Nha Khoa Peace Dentistry tiếp tục theo dõi nhé!

I/ Răng Mọc Lẫy Là Gì?

Răng mọc lẫy là hiện tượng các răng vĩnh viễn của bé mọc lệch ra khỏi cung hàm trong khi răng sữa chưa kịp rụng. Đây là tình trạng thường gặp làm hình thành hàm răng đôi ở rất nhiều bé nhỏ.

răng mọc lẫy

(Cứ 10 trẻ là có 5 trẻ bị răng mọc lẫy)(**)

Phân biệt răng mọc lẫy với răng mọc lệch hướng, răng mọc chen chúc:

Tiêu chí Răng mọc lẫy Răng mọc lệch hướng Răng mọc chen chúc
Mô tả Răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí, mọc lệch vào trong, mọc nghiêng, mọc xoay, mọc lệch ra ngoài Các răng vĩnh viễn mọc chồng chéo, chen chúc nhau do cung hàm quá hẹp
Đặc điểm nhận biết Thường gặp ở răng cửa hàm trên hoặc răng cửa hàm dưới trong giai đoạn thay răng Bất kỳ vị trí răng nào của hàm trên hoặc hàm dưới Bất kỳ vị trí răng nào của hàm trên hoặc hàm dưới
Hậu quả nếu không xử lý + Lệch khớp cắn
+ Khó vệ sinh răng miệng
+ Ảnh hưởng tính thẩm mỹ
+ Răng dễ bị viêm nướu, sâu răng
+Gây mất thẩm mỹ
+ Sai lệch khớp cắn
+ Dễ mắc bệnh viêm nướu, men răng dễ bị mòn
+ Ảnh hưởng đến phát âm
+ Khó vệ sinh răng miệng
+ Mất thẩm mỹ
+ Khó phát âm
+ Gia tăng mắc các bệnh lý răng miệng

II/ Các Dạng Răng Mọc Lẫy Phổ Biến:

Dưới đây là 3 dạng răng mọc lẫy thường gặp:

1. Răng mọc lẫy hàm trên:

Răng vĩnh viễn trồi lên nhưng do kích thước của chúng to hơn răng sữa. Để có đủ không gian mọc chúng phải mọc lệch vào bên trong hoặc lệch ra bên ngoài và đối diện với răng sữa.

2. Răng mọc lẫy hàm dưới:

Tương tự như mọc lẫy ở hàm trên răng vĩnh viễn ở hàm dưới cũng sẽ mọc đối diện với răng sữa. Khi đó bạn sẽ thấy trên cung hàm các răng rất lộn xộn dễ làm nhồi nhét thức ăn, gây hôi miệng ở trẻ.

3. Răng mọc lẫy vào trong:

Cung hàm quá hẹp làm cho răng vĩnh viễn thiếu không gian để mọc. Khi đó, chúng thường có xu hướng mọc lệch vào bên trong gây ảnh hưởng đến khớp cắn của trẻ.

III/ Dấu Hiệu Nhận Biết Răng Mọc Lẫy:

Ba mẹ có thể nhận biết được tình trạng này dễ dàng thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Răng sữa chưa rụng dù đã đến độ tuổi thay răng
  • Các răng vĩnh viễn bị hô, móm, lệch lạc hoặc mọc cách xa nhau
  • Răng trẻ mọc lẫy thường kèm theo triệu chứng đau nhức, ê buốt khi ăn nhai
  • Răng vĩnh viễm mọc ở hàm trên hoặc hàm dưới bị chìa ra ngoài, lệch vào trong quá mức
  • Kích thước của răng vĩnh viễn to nên có thể mọc chen chúc với các răng bên cạnh

dấu hiệu nhận biết răng mọc lẫy

(Khoảng cách các răng xa nhau có thể do răng vĩnh viễn đang mọc lên)(**)

IV/ Nguyên Nhân Khiến Răng Bị Mọc Lẫy:

Răng vĩnh viễn của trẻ bị mọc lẫy có thể do những nguyên nhân sau đây:

1. Cung hàm hẹp:

Chiều dài cung hàm quá hẹp khiến các răng vĩnh viễn không có đủ chỗ mọc nên buộc phải mọc lệch ra bên ngoài.

2. Răng sữa mất quá sớm hoặc muộn:

Răng sữ rụng quá sớm sẽ làm răng vĩnh viễn không xác định được phương hướng dẫn đến răng mọc lệch. Trong khi đó răng sữa rụng trễ làm ảnh hưởng đến hướng mọc của răng vĩnh viễn. Để trồi lên khỏi nướu chúng buộc phải tìm hướng mọc khác dẫn đến tình trạng mọc lẫy.

3. Di truyền:

Gen di truyền là có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng răng của trẻ. Nếu trong gia đình có ông bà, ba mẹ có răng mọc lệch, mọc lẫy thì khả năng cao trẻ cũng sẽ gặp vấn đề răng miệng tương tự.

4. Thói quen xấu:

Trẻ em thường có thói quen mút tay, bú bình hay ngậm các đồ vật cũng là nguyên nhân làm răng của bé mọc sai lệch.

5. Cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất:

Canxi, vitamin D là những khoáng chất rất quan trọng trong việc hình thành hệ xương, hệ thống răng của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu 2 khoáng chất này sẽ dẫn đến tình trạng còi xương thấp bé, hệ miễn dịch kém, làm chậm quá trình mọc răng và thay răng.

6. Một số nguyên nhân khác:

Hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…là một trong những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thay răng của trẻ.

nguyên nhân khiến răng mọc lẫy

(Thiếu canxi gây ra nhiều vấn đề răng miệng ở trẻ nhỏ)(**)

V/ Răng Mọc Lẫy Có Nguy Hiểm Không?

Mọc lẫy răng ở trẻ nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những tác hại sau:

1. Gây mất thẩm mỹ:

Giai đoạn thay răng là thời điểm các bé bắt đầu đến trường. Với tình trạng mọc lẫy đặc biệt là ở hàm trên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nụ cười của bé. Khi đó bé sẽ cảm thấy tự ti, rụt rè, không hòa nhập được với các bạn.

2. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai:

Răng bị mọc lẫy làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của trẻ. Khi đó trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn để phân bổ lực ăn nhai. Nếu thức ăn không được nghiền nát tốt sẽ gây áp lực lên dạ dày, đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa ở trẻ.

3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng:

Răng mọc lộn xộn sẽ làm gia tăng mảng bám, vụn thức ăn lên các kẽ răng. Sau khi ăn nếu khâu vệ sinh răng miệng không đảm bảo sẽ rất dễ gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng cho các bé.

răng mọc lẫy có nguy hiểm không

(Răng mọc lệch lạc có thể làm tăng nguy cơ mắc sâu răng ở trẻ)(**)

VI/ Cách Xử Lý Răng Mọc Lẫy Hiệu Quả:

Khi phát hiện trẻ bắt đầu thay răng ba mẹ nên theo dõi và kiểm tra răng của trẻ thường xuyên. Nếu răng không có dấu hiệu lung lay, răng vĩnh viễn mọc bất thường phụ huynh nên đưa bé đến nha khoa kiểm tra. Tại Peace Dentistry, đối với trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 giải pháp sau:

1. Nhổ răng mọc lẫy:

Trường hợp răng sữa bị lung lay nhưng mãi vẫn chưa rụng, răng vĩnh viễn đã trồi lên và mọc bên cạnh răng sữa bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng sữa để răng vĩnh viễn có đủ không gian mọc lên hoàn thiện.

2. Niềng răng:

Nếu răng vĩnh viễn mọc lên sai vị trí, răng chen chúc, răng hô, móm gây sai khớp cắn bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng. Để điều trị bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ niềng chuyên dụng gắn lên các răng để tạo lực mạnh cho răng di chuyển. Sau điều trị các răng sẽ trở nên đều đặn, khớp cắn chuẩn giúp trẻ ăn nhai tốt và cải thiện tính thẩm mỹ đáng kể.

niềng răng khắc phục răng mọc lẫy

(Kết quả niềng răng cho trẻ em được thực hiện tại Peace Dentistry)(**)

VII/ Cách Phòng Tránh Răng Mọc Lẫy:

Để phòng ngừa tình trạng răng này ở trẻ ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Từ 6 – 12 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng. Thời điểm này ba mẹ nên kiểm tra răng miệng trẻ thường xuyên hơn
  • Nếu răng trẻ bị lung lay nhưng rất lâu vẫn không rụng ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa để xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở vị trí răng đó.
  • Duy trì thói quen đưa trẻ khám răng định kỳ mỗi 6 tháng lần để tằm soát sức khỏe răng miệng và điều trị kịp thời các bệnh lý (nếu có)
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng kem đánh răng phù hợp để răng bé luôn chắc khỏe
  • Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin để giúp trẻ phát triển tốt và hạn chế tình trạng răng mọc lệch lạc hoặc mọc muộn

khám răng định kỳ tránh răng mọc lẫy

(Khám răng định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng)(**)

VIII/ Peace Dentistry – Hệ Thống Nha Khoa Uy Tín Tại TpHCM:

Cho dù bạn muốn khám răng hay điều trị bất kỳ bệnh lý răng miệng nào cho trẻ thì việc lựa chọn cơ sở nha khoa luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. Peace Dentistry là hệ thống nha khoa uy tín tại Tp.HCM. Sau 20 năm thành lập đây là một trong những trung tâm nha khoa chất lượng cao, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi và tận tâm. Nha Khoa Peace Dentistry đã và đang là địa điểm được nhiều phụ huynh tin cậy do đảm bảo được các yếu tố sau:

1. Đội ngũ bác sĩ giỏi:

Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia RHM giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm. Hầu hết các bác sĩ đã từng tham gia các lớp đào tạo nâng cao sau đại học. Hơn 40% bác sĩ đã tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Bác sĩ tổng quát giỏi sẽ là người trực tiếp thăm khám, lên phát đồ điều trị cho trẻ. Họ đều là những người nắm bắt tâm lý trẻ em tốt, thao tác nhẹ nhàng nên ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

đội ngũ bác sĩ nha khoa peace dentistry

(Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia RHM tại nha khoa Peace Dentistry)(**)

2. Trang thiết bị hiện đại:

Nha khoa được đầu tư các trang thiết bị, công nghệ hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như: ghế nha Kavo Premium Osstem, máy CT Cone Beam, máy Xquang 3 chiều kỹ thuật số Gendex GXDP-700 Series, Itero, thiết bị sóng siêu âm Piezotome… giúp chẩn đoán nguyên nhân chính xác và hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị cho khách hàng.

ghế nha kavo premium

(Ghế nha Kavo Premium và Osstem hiện đại)(**)

3. Hệ thống vô trùng khép kín, hiện đại:

Phòng tiểu phẫu được vô trùng cự tím để tránh lây nhiễm chéo và đảm bảo an toàn cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra các dụng cụ cũng đã được tiệt trùng, vô trùng bằng tia cực tím trước khi đem vào phòng tiểu phẫu.

phòng điều trị hiện đại đảm bảo vô trùng tại peace dentistry

IX/ Giải Đáp Một Số Thắc Mắc Về Nhổ Răng Mọc Lẫy:

1. Nhổ răng mọc lẫy có đau không?

Nhổ răng sẽ có gây đau nhưng do bác sĩ đã bôi tê, tiêm tê để giảm đau trước đó nên trẻ hầu như sẽ không cảm nhận được cảm giác đau hay có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào trong suốt quá trình điều trị.

2. Khi nào cần nhổ răng mọc lẫy?

Khi trẻ có răng bị mọc lẫy ba mẹ nên theo dõi thêm. Nếu sau 1 – 2 tháng răng sữa không có dấu hiệu lung lay hoặc tự rụng. Lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ tiến hành xử lý.

3. Nhổ răng mọc lẫy có nguy hiểm không?

Nhổ răng bị mọc lẫy là một thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, để hạn chế mắc các biến chứng nguy hiểm ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín có bác sĩ tổng quát giỏi để giảm thiểu cơn đau, rút ngắn thời gian nhổ răng cho trẻ.

4. Chi phí nhổ răng mọc lẫy là bao nhiêu?

Tại Peace Dentistry, chi phí nhổ răng bị mọc lẫy thường dao động từ 100.000 – 250.000đ/răng. Để biết mức chi phí chính xác phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ khám, tư vấn và báo mức giá nhổ răng cụ thể.

5. Nhổ răng mọc lẫy có ảnh hưởng đến các răng khác không?

Mục đích của nhổ răng bị mọc lẫy là trả lại vị trí và không gian cho răng vĩnh viển mọc lên hoàn tất. Điều này hầu như gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến các răng khác trên cung hàm.

6. Chăm sóc sau khi nhổ răng mọc lẫy như thế nào?

Sau khi nhổ răng để giúp vết thương nhanh lành ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cắn chặt bông gòn để tạo lực ép cho máu ngừng chảy
  • Không cho trẻ khạc nhổ, đánh răng mạnh trong 24 giờ đầu
  • Cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Chườm lạnh để giảm sưng đau sau khi trẻ vừa nhổ răng
  • Cho trẻ ăn các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở…
  • Sau 24 giờ trẻ có thể đánh răng nhưng ba mẹ nên quan sát và nhắc nhở trẻ chải răng nhẹ nhàng

Hy vọng thông tin về răng mọc lẫy ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry Quận 7 hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.