banner trang chủ

Răng trẻ em – Những vấn đề mà cha mẹ cần biết: Tư vấn từ Bác Sĩ Chuyên Gia


Sâu răng trẻ em, sún răng, chậm mọc răng, nhổ răng sữa, bé bị sưng viêm nướu, mọc răng vĩnh viễn bất thường (chậm mọc, thưa, mọc khấp khểnh, hô, móm…), viêm tủy răng trẻ em, đau răng, mất răng sữa sớm, trẻ bất hợp tác khi đến nha khoa… Đây là những vấn đề rất thường gặp với răng trẻ em và có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Do đó, Cha Mẹ cần theo dõi và có cách xử lý đúng để bé có hàm răng khỏe và đẹp khi trưởng thành.

Bài viết với sự tư vấn từ BS CKI Nguyễn Võ Phương Uyên, một trong các bác sĩ được các bé xem là “Cô Tiên Răng” tại Peace Dentistry sẽ giải đáp tất các vấn đề nêu trên cũng như giải pháp cho từng vấn đề.

răng trẻ em tư vấn từ bác sĩ nguyễn võ phương uyên

I/ Những Vấn Đề Ở Răng Trẻ Em (Răng Sữa) Có Ảnh Hưởng Đến Răng Vĩnh Viễn Sau Này Không?

Câu trả lời là CÓ! Những bất thường hay các vấn đề xảy ra trong độ tuổi răng trẻ em (sâu răng trẻ em, sún răng, mất răng sữa sớm, viêm tủy răng ở trẻ, chậm thay răng…) sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình thay răng và răng vĩnh viễn sau này vì răng sữa có vai trò định hướng cho quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Ví dụ: tình trạng rất phổ biến là trẻ em bị mất răng sữa sớm (thường do sâu răng, viêm tủy, sún răng, nhổ răng quá sớm,…). Tình trạng này sẽ dẫn đến các vấn đề sau: răng vĩnh viễn mọc sai vị trí, mọc lệch, mọc ngầm, răng thưa…

Và cần lưu ý thêm: khi trẻ em bị các vấn đề như đau răng, sâu răng, sún răng, viêm tủy, viêm nướu, gãy răng…sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, tiêu hóa, đau nhức kéo dài, hoặc có thể gây viêm dẫn đến sốt…Tóm lại, Cha Mẹ cần phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé ngay từ thời điểm mọc răng sữa.

răng trẻ em cũng phải được chăm sóc tốt

(Răng trẻ em cũng phải được chăm sóc tốt, đúng cách để răng vĩnh viễn sau này khỏe và đẹp)(**)

II/ Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Răng Trẻ Em Và Nguyên Nhân:

Răng trẻ em cơ bản là tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp, kết hợp với việc các bé chưa vệ sinh răng miệng tốt lại thích các đồ ngọt, do đó răng trẻ thường gặp các vấn đề sau:

  • Sâu răng trẻ em: Đây là tình trạng cực kỳ phổ biến nhưng thường bị chúng ta xem nhẹ và bỏ qua
  • Sún răng: Với răng trẻ em, lớp men răng và ngà răng mỏng, độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Tình trạng này được gọi là sún răng và thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi;
  • Viêm tủy: sâu răng, chấn thương răng và không điều trị đều có thể dẫn đến viêm tủy răng. Viêm tủy răng gây đau nhức dai dẳng, có thể gây sốt, trẻ biếng ăn, quấy…và dẫn đến rụng răng sữa sớm;
  • Răng sữa rụng sớm; Gãy răng sữa hoặc răng sữa bị vỡ từng phần mảng;
  • Viêm nướu răng;
  • Chậm thay răng;
  • Đau răng (có thể gây sốt)
  • Răng vĩnh viễn mọc bất thường (thưa, chen chúc, hô, móm, không mọc răng…)

Tất cả những vấn đề răng trẻ em nói trên ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tiêu hóa, gây đau nhức và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viên sau này. Do đó, Cha Mẹ cần lưu ý và có giải pháp.

sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến

(Sâu răng ở trẻ là rất phổ biến và Cha Mẹ không nên chủ quan tránh việc bé đau nhức, viêm tủy răng, mất răng sữa sớm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này)(**)

III/ Các Giải Pháp Khi Răng Trẻ Em (Răng Sữa) Gặp Các Vấn Đề Trên:

1/ Giải pháp khi bé bị sâu răng (sâu răng sữa):

Với trường hợp trẻ em bị sâu răng (lỗ sâu hoặc đã vỡ môt phần thân răng) nhưng nếu chưa viêm tủy thì chỉ cần trám răng để phục hình răng và ngăn ngừa sâu răng phát triển. Trám răng thì cần dùng các vật liệu composite tốt, an toàn, xuất xứ rõ ràng và trám kỹ, trám tốt.

Với trường hợp trẻ bị sâu răng và có viêm tủy thì cần chữa tủy (không cần lấy tủy hoặc có thể lấy tủy) tùy theo mức độ viêm tủy. Sau đó, cần trám răng để phục hình răng và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào buồng tùy.

Lưu ý: sâu răng dù là nhẹ nhưng khi không điều trị đúng cách (trám) thì lỗ sâu chắc chắn sẽ phát triển, lớn dần đến khi viêm tủy, vỡ răng từng phần chỉ còn chân răng.

2/ Trẻ bị đau răng phải làm sao?

Khi bé bị đau răng (có kèm sốt nhẹ nếu có) có thể do các nguyên nhân sau: mọc răng, viêm nướu, viêm tủy răng, nút tét răng. Nếu mọc răng thì chúng ra sẽ thấy phần nướu bị đẩy nhổ lên, có thể thấy phần răng nhú lên và nếu như vậy chúng ta không có gì phải lo. Còn nếu bé đau ở các răng đã mọc, lúc này cần đưa bé đến nha khoa để thăm khám. Nếu trẻ đau răng do viêm tủy, viêm nướu, nứt, tét răng thì cần xử lý để giải quyết tận gốc vấn đề để chấm dứt tình trạng đau răng.

Lưu ý: Khi trẻ em đau răng tuyệt đối không cho bé sử dụng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3/ Giải pháp khi răng bé bị viêm tủy (do sâu răng, do chấn thương răng…):

Với trường hợp này cần thăm khám để đánh giá mức độ viêm tủy từ đó có giải pháp phù hợp, cụ thể:

Nếu viêm tủy nhẹ, tủy răng bị viêm nhiễm từng phần (thể hiện trên film quanh chóp hoặc pano) thì có thể chỉ cần làm sạch vùng viêm mà không cần lấy tủy toàn bộ (vẫn giữ lại được tủy sống), sau đó trám lót và theo dõi trong một thời gian. Nếu không phát hiện viêm tủy, đau nhức thì tiến hành trám cố định.

Nếu viêm tủy nặng, bác sĩ cần lấy tủy triệt để trong buồng tùy, sau đó trám cố định để bảo vệ răng lâu dài hơn.

Lưu ý: việc trám răng trẻ em cần phải sử dụng vật liệu tốt và trám kỹ, trám khít để ngăn vi khuẩn xâm nhập.

trám răng sữa bị sâu bằng composite

(Trám răng sữa bị sâu, viêm tủy bằng vật liệu composite và công nghệ halogen quang trùng hợp mang lại hiệu quả cao và dễ chịu cho các bé. BSCKI Nguyễn Võ Phương Uyên)(**)

4/ Giải pháp khi bé bị sún răng:

Với tình trạng sún răng nhẹ, Cha Mẹ cần vệ sinh răng kỹ cho bé, hạn chế kẹo ngọt, sử dụng thêm nước muối sinh lý hoặc pha sẵn để ngăn chặn, hạn chế tình trạng sún răng phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải cho trẻ thăm khám với nha sĩ để xác định đúng tình trạng và có lời khuyên phù hợp.

Với tình trạng sún nặng, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị. Tùy vào từng trường hợp răng sún còn nông, diện tích nhỏ thì sẽ được thực hiện phương pháp trám răng để ngăn chặn việc lây lan có thể xảy ra. Trường hợp bé bị sún mức độ quá nặng, khu vực sún đã lan rộng và khiến răng bị bào mòn toàn bộ thì bác sĩ sẽ cân nhắc tới độ tuổi của trẻ để quyết định nhổ răng hay giữ lại răng sữa và trám.

5/ Giải pháp khi bé bị viêm nướu răng:

Đây là tình trạng thường gặp do sự mất cân bằng vi khuẩn vùng miệng, do vi khuẩn Herpes, hoặc nướu bị tổn thương, hoặc do vôi răng. Do đó, bạn cần đưa bé đến nha sĩ để xác định nguyên nhân gây viêm nướu và có giải pháp phù hợp. Cụ thể:

  • Cạo vôi răng cho bé nếu có vôi răng tích tụ nhiều;
  • Vệ sinh răng miệng kỹ hơn; Có thể tham khảo bác sĩ một số dung dịch vệ sinh răng miệng an toàn;
  • Nếu tính trạng viêm nặng bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc theo Toa dành cho trẻ;
  • Bổ sung vitamin C.

Lưu ý: Để an toàn cho bé và xử lý đúng cách, nhanh chóng bạn cần đưa trẻ đến nha sĩ khám và tư vấn giải pháp. Không nên lạm dụng các mẹo dân gian hay đặc biệt là thuốc tây.

viêm nướu ở trẻ em

(Viêm nướu ở trẻ em, trẻ vị thành niên với việc làm sạch vôi răng, vệ sinh răng tốt và có thể sử dụng một số thuốc uống dành riêng cho trẻ em. BS CKI Nguyễn Võ Phương Uyên)(**)

6/ Giải pháp khi trẻ rụng răng sữa sớm:

Đầu tiên, Cha Mẹ cần đưa bé tới nha khoa để thăm khám và bác sĩ sẽ dựa vào tuổi của bé, tình trạng răng, mong muốn của bé để từ đó bác sĩ có các giải pháp phù hợp.

– Không cần can thiệp mà chỉ cần theo dõi sự di chuyển của các răng kế cận và quá trình thay răng sữa rồi có giải pháp tiếp theo. Nếu răng vĩnh viễn phát triển bình thường thì không cần can thiệp, nhưng nếu răng vĩnh viễn khó mọc, mọc lệch, không mọc được thì cần can thiệp bằng các giải pháp chỉnh nha giai đoạn sớm, hàm trainer…

– Đeo khí cụ để ngăn chăn sự di chuyển của các răng kế cận răng mất nhằm giữ khoảng cho răng vĩnh viễn tại vị trí này có thể mọc bình thường sau này.

7/ Làm thế nào khi bé chậm thay răng (răng sữa không chịu lung lay, không rụng hoặc rụng răng sữa lâu nhưng vẫn không thấy mọc răng vĩnh viễn)

– Với trường hợp răng sữa không chịu lung lay, không rụng có thể do răng vĩnh viễn phát triển chậm, hoặc do răng sữa bám quá chắc làm cho răng vĩnh viễn không trồi lên được, thay vào đó mọc lệch, mọc ngầm, thậm chí mọc ngang. Lúc này bé cần được thăm khám để bác sĩ có giải pháp.

– Với trường hợp răng sữa rụng lâu nhưng mãi không thấy răng vinh viễn trồi lên thì có thể do răng vĩnh viễn mọc chậm, hoặc do mô nướu quá dày hoặc có thể bao gồm trường hợp thiếu mầm răng vĩnh viễn. Nếu do mô nướu quá dày, bác sĩ có thể can thiệp rạch nhẹ phần nướu tạo điều kiện răng vĩnh viễn trồi lên. Còn nếu răng vĩnh viễn mọc chậm thì không có gì đáng ngại. Còn nếu thiếu mầm răng thì chúng ta cần đợi đến thời điểm để can thiệp chỉnh nha từ sớm.

chẩn đoán quá trình thay răng ở trẻ em bằng phim panorex

(Chẩn đoán quá trình thay răng với film Panorex là cách hữu hiệu giúp đưa ra hướng xử lý đúng đắn khi bé chậm thay răng)(**)

8/ Giải pháp khi răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, hô, móm, thưa hoặc lệch khớp cắn?

Thực tế ở độ tuổi thay răng (7 – 12 tuổi) bé đã có thể can thiệp chỉnh nha bằng các giải pháp hàm trainer hoặc các khí cụ chỉnh nha trẻ em khác (chỉnh nha giai đoạn sớm). Việc can thiệp từ sớm mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chí phí.

Ngoài ra, chung ta cũng có thể đợi bé mọc đủ răng vĩnh viễn và tiến hành can thiệp chỉnh nha ở độ tuổi lý tưởng (12 – 17 tuổi).

Tóm lại: Cha Mẹ cần đưa bé tới nha sĩ để thăm khám, có giải pháp theo dõi và can thiệp từ sớm, đúng thời điểm thuận lợi nhằm mang hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.

niềng răng ở trẻ em

(Một trường hợp bé tuổi teen bị răng mọc ngầm được can thiệp chỉnh nha từ sớm với hiệu quả cao, khá nhanh và tiết kiệm chi phí)(**)

IV/ Nhổ Răng Sữa Ở Trẻ Em Cũng Không Nên Chủ Quan:

Người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhổ răng sữa cho bé tại nhà, tuy nhiên đây không phải lựa chọn đúng. Và chúng ta có thể phạm một số sai lầm sau:

  • Đầu tiên, đợi răng tự rụng (lung lay mạnh) rồi mới tự nhổ. Điều này có thể cản trở răng vĩnh viễn mọc tốt, hoặc rụng răng vĩnh viễn trong quá trình ăn nhai và bé không biết.
  • Nhổ răng không đúng cách, can thiệp mạnh có thể làm tổn thương ổ xương chân răng, vết thương lớn gây chảy máu nhiều hoặc tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Nhổ răng quá sớm khi chưa đến thời điểm.

Tóm lại: chúng tôi khuyên khách hàng tuyệt đối không nên tự nhổ răng tại nhà cho bé. Chúng ta cần từ bỏ thói quen này.

V/ Làm Sao Để Bé Hợp Tác Khi Đến Nha Khoa:

Đây là việc tưởng dễ nhưng thực tế không phải như vậy. Các bé từ nhỏ vốn không được thiện cảm với các nha sĩ hay bác sĩ nói chung, do đó, khi nhắc đến việc đi nha khoa, nhổ răng, gặp bác sĩ…không ít bé từ chối hợp tác ngay từ đầu. Với tình huống này phải có sự phối hợp từ Cha Me cho đến bác sĩ, hay nhân viên của nha khoa để làm “công tác tư tưởng cho các bé”. Với Cha Mẹ cần giải thích rõ, dễ hiểu cho các bé lý do vì sao cần đến nha khoa, hãy cho bé hiểu rằng “việc đến nha khoa sẽ không đau, nhanh chóng và bác sĩ cũng rất đáng yêu…”

làm sao để bé hợp tác khi đến nha khoa

Vai trò của bác sĩ hay nhân viên tại Nha khoa là cực kỳ quan trọng để bé trở nên hợp tác. Trước hết, bác sĩ cần “đặt mình trong thế giới của trẻ”, hiểu các nỗi sợ của bé hoặc điều mà bé quan tâm; giao tiếp nhẹ nhàng, vui vẽ, gần gủi như một người bạn của bé. Trấn an bé một cách kiễn nhân, từ tốn và nhẹ nhàng. Ngoài ra, việc thao tác nhanh, nhẹ nhàng, khéo léo để mang lại cho bé sự dễ chịu, không gây đau cũng là việc cực kỳ quan trọng để bé hợp tác kể cả các lần về sau.

Trên đây là những tư vấn với sự hỗ trợ từ BSCKI Nguyễn Võ Phương Uyên – Một trong những bác sĩ hàng đầu tại Peace Dentistry về nha khoa trẻ em với lượng ca lâm sàng lớn ở nhiều dạng bệnh lý: sâu răng, viêm tủy, sún răng, trám răng trẻ em, nhổ răng sữa, theo dõi quá trình thay răng…Hy vọng với những tư vấn trên sẽ giúp Cha Mẹ có thêm các kiến thức để giúp các bé có hàm răng khỏe và đẹp.

Để đặt hẹn với BSCKI Nguyễn Võ Phương Uyên, quý khách hàng vui lòng gọi hotline: 0943 563 565 hoặc tổng đài 19002102, hoặc Inbox fanpages Peace Dentistry.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)