Bị sốt xuất huyết thường đi kèm các triệu chứng như sốt cao, có thể mệt mỏi, đau đầu,… và kèm chảy máu chân răng. Trong đó sốt xuất huyết chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khi bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển nặng. Sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vậy, sốt xuất huyết chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị bệnh lý này như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Đây là một bệnh lý thường xuất hiện vào mùa mưa. Vốn dĩ nó có tên là sốt xuất huyết là bởi 2 triệu chứng điển hình của bệnh này là sốt và xuất huyết. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do Virus Dengue từ muỗi vằn lây truyền qua người. Loại virus này sẽ có 4 type là: DEN 1, DEN 2, DEN 3 và DEN 4. Người bị mắc sốt suất huyết 1 lần vẫn có thể bị bệnh lần thứ 2 và triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn. Do khi mắc bệnh lần đầu tiên cơ thể bạn chỉ có kháng thể với 1 chủng virus đó và chưa có kháng thể với 3 chủng còn lại. Vì vậy, khả năng mắc bệnh ở những lần sau là vô cùng cao.
Triệu chứng chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết là do tác động của virus làm giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng tiểu cầu. Chúng sẽ khiến các mao mạch trở nên mỏng hơn, dễ vỡ, nứt và gây chảy máu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn đông máu và có thể hình thành các cục máu đông bên trong cơ thể và suy đa tạng.
(Sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng)(**)
Sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng và có nguy cơ tử vong cao.
Sốt xuất huyết bị chảy máu răng thường diễn ra ở giai đoạn nguy hiểm (giai đoạn xuất huyết) và cụ thể là từ ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh. Lúc này triệu chứng sốt có thể đã giảm đi nhưng chưa ngắt sốt. Chúng còn kèm theo những triệu chứng vô cùng đa dạng như:
(Không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết)(**)
Dưới đây là những giải pháp để điều trị sốt xuất huyết chảy máu răng
Uống nhiều nước, nhất là thức uống điện giải, Oresol, nước dừa, nước trái cây để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Khi sốt 39, 40 độ nên dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol theo chỉ định, liều lượng theo toa thuốc mà bác sĩ đã kê.
Khi tiểu cầu liên tục giảm, mất máu nhiều bác sĩ sẽ can thiệp truyền máu để bổ sung tiểu cầu kịp thời, hạn chế tình trạng máu khó đông.
Không nên vận động mạnh thay vào đó là nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu tình trạng sốt vẫn đang tiếp diễn bạn nên mặc quần áo rộng, chất liệu thấm hút tốt để hỗ trợ bài tiết mồ hôi dễ dàng hơn.
Sốt xuất huyết kéo dài thường làm cho người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức khắp cơ thể. Do đó chế độ ăn trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Bạn nên ăn các món nóng như: cháo, súp, bún, miến, phở, hủ tiếu… Nên bổ sung thêm sữa, các loại trái cây. Nếu người bệnh không ăn được nhiều và ngồi quá lâu bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
(Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất)(**)
Khi mắc bệnh lý này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Để trả lời câu hỏi của khách hàng “sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nên đánh răng không?” điều này sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu sốt xuất huyết đang ở giai đoạn nhẹ được phát hiện và điều trị sớm. Biến chứng chảy máu răng vẫn chưa xuất hiện thì bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường. Tuy nhiên, thao tác nên thực hiện nhẹ nhàng và nên kết hợp với nước muối sinh lý, nước súc miệng để tăng khả năng làm sạch răng.
Nếu bệnh đã tiến triển thành giai đoạn nặng, mất máu nhiều thì bạn không nên đánh răng trong thời điểm này. Thay vào đó nên súc miệng nhẹ nhàng, dùng nước muối để làm sạch vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng.
(Không nên đánh răng khi đang bị mất máu nhiều, bệnh tiến triển phức tạp)(**)
Hy vọng thông tin về sốt xuất huyết chảy máu chân răng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 0943 563 565 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)