Trẻ sốt khi mọc răng là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Vậy, trẻ sốt mọc răng có nên cho uống hạ sốt không? Sốt bao nhiêu độ mới cần uống thuốc hạ sốt? Để giải đáp các băn khoăn này của ba mẹ hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry theo dõi bài viết sau đây.
Để trả lời câu hỏi của phụ huynh “ trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt?” thì câu trả lời sẽ còn tùy thuộc vào nhiệt độ của cơn sốt là bao nhiêu. Thông thường khi bắt đầu mọc răng trẻ sẽ có dấu hiệu bị sốt vài ngày trước đó. Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ C thì chưa cần thiết phải dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần quan sát, theo dõi kết hợp với một vài mẹo hạ sốt tại nhà cho bé. Trường hợp bé sốt từ 38.5 độ C trở lên và kéo dài bạn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
(Chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt nếu bé sốt cao từ 38.5 độ C trở lên và sốt kéo dài)(**)
Liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ sẽ phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Thông thường sẽ dao động từ 10 – 15mg/kg mỗi lần và không quá 4 lần trong 24 giờ đối với thuốc có chứa thành phần Paracetamol. Nếu bé không dùng được Paracetamol ba mẹ có thể thay thế bằng thuốc Ibuprofen với liều lượng từ 5 – 10mg/kg mỗi lần và không quá 3 lần trong 24 giờ.
Để có chỉ định dùng thuốc hạ sốt phù hợp cũng như hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn cho các bé. Ba mẹ cần thận trọng lựa chọn và tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
(Panadol là thuốc hạ sốt mọc răng phổ biến cho trẻ nhỏ)(**)
Để hạ sốt đúng cách và an toàn cho trẻ ba mẹ có thể tham khảo các cách làm sau đây:
Phụ huynh nên cởi bớt quần áo và lau người với nước ấm để trẻ hạ sốt. Tuyệt đối không quấn, trùm mền kín người sẽ không làm bé thoát nhiệt được.
Khi bé sốt cao ba mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để cơ thể bé dễ thoát mồ hôi và giảm sốt nhanh hơn.
Sốt sẽ làm trẻ mất rất nhiều nước do đó mẹ nên tăng cường bổ sung nước cho trẻ em bằng cách cho bú nhiều hơn. Nếu trẻ đã ngưng bú mẹ bạn có thể cho trẻ uống sữa công thức. Trường hợp bé sốt mọc răng từ 7 tháng tuổi trở lên có thể cho trẻ bù nước bằng cách uống sữa công thức, bú sữa mẹ, uống nước khoáng hoặc nước trái cây.
Ba mẹ có thể dùng khăn ấm đề chườm hoặc lau khắp người cho trẻ. Chườm ấm có thể giúp lỗ chân lông giãn và các mạch máu ngoại vi giãn nở. Từ đó sẽ tăng khả năng thoát nhiệt giúp hạ thân nhiệt của trẻ xuống bình thường.
(Để trẻ nhanh hạ sốt ba mẹ nên thực hiện chườm ấm liên tục)(**)
Nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt như bột, súp, cháo… Khi tần suất ăn nhai ít sẽ giảm bớt các triệu chứng đau hoặc ngứa lợi do răng sữa đang mọc lên.
Nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng thông thoáng, hạn chế ra nơi có gió lớn sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và tái phát sốt.
Mẹ nên massage nhẹ nhàng vùng nướu răng bằng ngón tay sạch sẽ giúp bé dễ chịu giảm đau, ngứa nướu răng.
Nếu bé sốt cao trên 38.5 độ C và kéo dài trên 2 ngày có kèm theo các triệu chứng như: bỏ bú, khóc quấy nhiều, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, co giật, khó thở… Lúc này ba mẹ cần nhanh chân đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời.
(Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và kéo dài)(**)
Ngay từ thời điểm trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên ba mẹ đã có thể đứa trẻ đến nha khoa khám răng. Qua thao tác kiểm tra bác sĩ có thể nhận biết được những khu vực nào răng sắp mọc để ba mẹ theo dõi và có hướng dẫn chi tiết các mẹo để giúp bé giảm cảm giác khó chịu trong thời gian mọc răng.
Tình trạng răng của mỗi bé sẽ không giống nhau. Do đó ba mẹ nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ răng hàm mặt về những kiến thức chăm sóc răng miệng cho trẻ để có cách xử lý phù hợp trong giai đoạn này.
Hy vọng thông tin về trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry Quận 7 hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)