banner trang chủ

ĐỘ TUỔI THAY RĂNG SỮA Ở TRẺ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BA MẸ CẦN LƯU Ý


Trẻ mấy tuổi mới thay răng sữa? Trình tự thay răng diễn ra như thế nào? Có cần đưa bé đến nha sĩ khi đang thay răng không? Để được giải đáp cụ thể hơn hãy cùng Nha Khoa Peace Dentistry theo dõi bài viết sau đây.

I/ Thay Răng Ở Trẻ Là Gì?

Thay răng ở trẻ là quá trình rụng đi của các răng sữa và dần được thay thế thành răng vĩnh viễn. Quá trình này sẽ bắt đầu diễn ra khi trẻ 6 tuổi và kết thúc lúc các bạn lên 12 tuổi.

Tại sao phụ huynh cần quan tâm đến tuổi thay răng sữa của trẻ?

Răng sữa thường có tuổi thọ rất ngắn và sẽ dần thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên trong quá trình thay răng các bé có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau. Sẽ có bé thay răng đúng độ tuổi và nhiều bé thay răng rất muộn. Việc trang bị kiến thức, nắm bắt độ tuổi thay răng, kiểm tra răng của trẻ thường xuyên. Kết hợp với chăm sóc răng đúng cách cả trước, trong và sau khi thay răng có thể giúp răng sữa rụng dễ dàng, răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng và giảm thiểu mắc các bệnh lý răng miệng.

tuổi thay răng sữa

(Ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến thời điểm thay răng sữa của trẻ)(**)

II/ Dấu Hiệu Trẻ Thay Răng Sữa Mà Cha Mẹ Cần Lưu Ý:

Ba mẹ có thể phát hiện trẻ sắp thay răng sữa thông qua những dấu hiệu sau:

  • Nướu răng của trẻ bị sưng đỏ
  • Răng sữa bị lung lay
  • Trẻ cáu kỉnh, khó chịu hơn bình thường
  • Trẻ ngủ không ngon giấc
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu nhú lên

III/ Trẻ Thay Răng Sữa Vào Độ Tuổi Nào Là Bình Thường:

Thông thường quá trình thay răng sữa của trẻ có thể bắt đầu 5 – 6 tuổi và kết thúc lúc 11 – 12 tuổi.

1. Quá trình thay răng ở trẻ diễn ra như thế nào? Thứ tự thay răng sữa:

Quá trình và thứ tự thay răng sữa ở trẻ diễn ra như sau:

  • Trẻ 6 -7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa hàm dưới và 2 răng cửa giữa hàm trên
  • Trẻ 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới
  • Trẻ 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất và 2 răng hàm dưới thứ nhất
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên
  • Trẻ 9 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2

2. Trẻ thay răng sữa sớm có sao không?

Khi trẻ thay răng sữa sớm nhưng răng vĩnh viễn chưa mọc lên. Tại khu vực mất răng vùng nướu có thể trở nên dày hơn và gây cản trở cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Ngoài ra khi có một khoảng trống lớn trên cung hàm các răng kế bên sẽ có xu hướng nghiêng về chỗ trống này làm lệch khớp cắn, răng mọc chen chúc, khấp khểnh…

tuổi thay răng sữa ở trẻ em

(Răng sữa thay quá sớm có thể làm răng vĩnh viễn mọc lên không đúng hướng)(**)

3. Trẻ chậm thay răng sữa có sao không?

Trẻ chậm thay răng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Khi đó răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc…Nếu ba mẹ phát hiện trẻ đến tuổi nhưng chưa thay răng thì nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ chẩn đoán và kiểm tra.

IV/ Các Yếu Tố Tác Động Đến Độ Tuổi Thay Răng Sữa Ở Trẻ:

Dưới đây là 3 yếu tố có thể tác động đến quá trình thay răng sữa của trẻ. Cụ thể là:

1. Yếu tố di truyền:

Nếu ba mẹ, ông bà lúc trước thay răng sữa cũng chậm hoặc nhanh thì khả năng cao trẻ cũng sẽ cũng có quá trình thay răng tương tự.

2. Yếu tố dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng khi đang mang thai có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu chế độ ăn không cân đối, mẹ bầu thiếu nhiều chất có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành mầm răng và thay răng của trẻ sau này.

3. Thiếu mầm răng vĩnh viễn:

Trẻ thiếu mầm răng hoặc răng vĩnh viển mọc ngầm dù răng sữa có rụng đi thì cũng không có răng khác trồi lên để thay thế. Trong trường hợp này ba mẹ có thể can thiệp chỉnh nha để kéo răng mọc ngầm lên hoặc trồng răng implant vào vị trí răng trống khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

4. Nướu (lợi) bị xơ hóa:

Một số trường hợp trẻ bị viêm nướu, viêm nha chu khiến chúng bị xơ hóa cũng là nguyên nhân khá phổ biến làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng.

độ tuổi thay răng sữa

(Nướu bị xơ hóa là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng của trẻ)(**)

V/ Răng Sữa Không Rụng Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Răng sữa không rụng có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định ở trẻ như:

1. Ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ:

Khi răng sữa không rụng làm răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài. Đặc biệt là khu vực răng cửa và răng nanh gây nên tình trạng răng mọc chen chúc hoặc khấp khểnh gây mất thẩm mỹ. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp.

2. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai:

Việc trên cùng một hàm có răng vĩnh viễn và một vài vị trí răng sữa không rụng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Dẫn đến tình trạng khớp cắn không cân đối gây khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn cho trẻ.

3. Mắc các bệnh lý răng miệng:

Khi răng sữa không rụng làm răng vĩnh viễn mọc lệch, chúng có thể đâm vào mô nướu gây tổn thương. Ngoài ra, răng vĩnh viễn mọc lệch có thể gây nhồi nhét thức ăn. Nếu thao tác vệ sinh răng miệng không sạch khiến mảng bám tích tụ trên răng. Lâu ngày tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh như: viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ?

Khi đến giai đoạn thay răng nếu phụ huynh quan sát răng của trẻ không lung lay hoặc không có răng vĩnh viễn nhú lên. Lúc này bạn nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của trẻ.

VI/ Cách Chăm Sóc Răng Miệng Cho Trẻ Trong Giai Đoạn Thay Răng Sữa:

1. Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ:

Tập cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối bằng bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng chứa fluoride. Ba mẹ nên đánh răng cùng với bé để có thể theo dõi cũng như điều chỉnh thao tác chải răng cho bé.

độ tuổi thay răng sữa ở trẻ em

(Khuyến khích trẻ đánh răng 2 lần/ngày là việc làm vô cùng cần thiết)(**)

2. Tránh những thực phẩm không tốt cho răng:

Hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt các loại. Bởi những thực phẩm này thường dễ tích tụ các mảng bám quanh răng có thể làm gia tăng các bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu…

3. Loại bỏ thói quen xấu của trẻ:

Hạn chế cho trẻ mút tay, đẩy lưỡi… trong lúc răng vĩnh viễn mọc lên để tránh làm tình trạng viêm nướu, răng mọc lệch lạc

4. Khám răng định kỳ:

Nên đưa trẻ thăm khám, kiểm tra răng 3 – 6 tháng/lần để lấy vôi răng kết hợp với kiểm tra răng miệng định kỳ.

5. Áp dụng các biện pháp giảm đau phù hợp:

Nếu răng bé mọc lệch và gây đau bạn có thể chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau theo toa kê của bác sĩ.

VII/ Giải Đáp Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Tuổi Thay Răng Sữa:

1. Thay răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không?

Thay răng sữa sớm có thể gây ra một số tác hại sau:

  • Răng sữa có vai trò hướng dẫn cho răng vĩnh vễn mọc lên đúng hướng. Khi răng sữa bị rụng quá sớm thì răng vĩnh viễn có thể gặp tình trạng như mọc lệch, mọc chen chúc…gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai
  • Răng sữa thay sớm và chưa có răng vĩnh viễn trồi lên. Khi đó các răng còn lại thường có xu hướng nghiêng về khu vực đang trống làm lệch khớp cắn nghiêm trọng
  • Răng sữa thay quá sớm có thể làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt của trẻ
  • Trong quá trình ăn uống các mảng bám, vụn thức ăn thường bị mắc lại ở khu vực mất răng có thể gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng cho trẻ

2. Răng vĩnh viễn mọc nhưng răng sữa chưa rụng phải làm sao?

  • Khi trẻ đến tuổi thay răng những mãi răng sữa không rụng. Ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, chụp phim răng. Nếu phát hiện trẻ đã có mầm răng vĩnh viễn nhưng chưa mọc lên do răng sữa không rụng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ đi răng sữa trả lại khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm.
  • Trường hợp trẻ không có mầm răng vĩnh viễn sẽ phải chờ cho đến khi răng sữa rụng đi. Tùy thuộc vào tình trạng răng bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp.

độ tuổi thay răng sữa ở bé

(Đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra trong quá trình đang thay răng là việc làm vô cùng quan trọng)(**)

3. Có nên nhổ răng sữa tại nhà không?

Nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà là một hành động không được khuyến khích. Bởi khi tự ý nhổ răng ba mẹ có thể thao tác sai kĩ thuật làm sót chân răng. Nếu khâu vệ sinh không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy để đảm bảo an toàn, chân răng được lấy ra hoàn hoàn ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ can thiệp nhổ răng.

Hy vọng thông tin về tuổi thay răng sữa ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể inbox fanpage Peace Dentistry Quận 7 hoặc gọi hotline tư vấn dịch vụ: 19002102 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)