Trong khoang miệng mỗi người trải qua quá trình ăn uống sinh hoạt hàng ngày có trung bình khoảng 500 đến hơn 600 loại vi khuẩn, mùi hôi miệng hình thành chủ yếu do sự phân hủy của protein thành các axit amin.
Ngoài ra tình trạng hôi miệng cũng thường xảy ra mỗi khi ngủ dậy do khi ngủ thường ngậm miệng và miệng không được tiếp xúc với oxy gây nên tình trạng trên, tình trạng hôi miệng mỗi khi ngủ dậy thường chỉ thoáng qua và sẽ hết sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Khoang miệng người gồm nhiều bộ phận như răng, lưỡi, nướu,.. nên mùi hôi miệng cũng có thể xuất phát từ những bộ phận này:
• Vôi răng tích tụ nhiều hình thành ổ vi khuẩn
• Bề mặt lưỡi có nhiều gai nên vi khuẩn dễ tích tụ thành những mảng lớn màu trắng, nếu không thường xuyên làm sạch nguy cơ hôi miệng rất dễ xảy ra
• Nướu răng trong tình trạng viêm hoặc bệnh nha chu cũng là nguồn gốc gây nên chứng hôi miệng nếu không được điều trị kịp thời
• Sâu răng do vi khuẩn từ các vụn thức ăn bị phân huỷ gây nên mùi hôi miệng khó chịu.
(Hôi miệng do vôi răng tích tụ nhiều, viêm nướu, viêm nha chu,… nếu không được điều trị (**))
– Một số thực phẩm có khả năng gây mùi cao sau khi ăn như: hành, tỏi, các loại rau mùi,.. sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây hôi miệng.
– Người hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia,… có thể gây ra tình trạng khô miệng làm vi sinh vật phát triển nhiều gia tăng mùi hôi.
(Hành, tỏi, thuốc lá, rượu bia,… là một trong những tác nhân gây hôi miệng phổ biến)
– Các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi được tiêu hóa ban đầu ở miệng tạo mùi hôi vì sinh ra nhiều sulfur có mùi thối.
Thói quen vệ sinh răng miệng kém làm mảng bám thức ăn tồn đọng lại nhiều ở kẽ răng, lâu ngày không được làm sạch sẽ bị phân huỷ sinh ra mùi hôi hoặc người không thường xuyên đến nha khoa cạo vôi răng cũng hình thành ổ vi khuẩn dễ gây chứng hôi miệng rất khó chịu
Ngoài ra, các bệnh lý khác trong cơ thể như viêm amidan, bệnh dạ dày, bệnh tiểu đường, phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang sử dụng hàm tháo lắp cũng có thể gây chứng hôi miệng.
– Chải răng đều đặn từ 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy và ban đêm trước khi đi ngủ
– Sử dụng chỉ nha khoa được tiệt trùng để làm sạch mảng bám ở kẽ răng sau khi ăn uống
(Dùng chỉ nha khoa là cách tốt nhất để làm sạch vụn thức ăn tại kẽ răng)
– Sử dụng các loại dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ phần mảng bám trên lưỡi để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
(Cạo lưỡi thường xuyên để hạn chế hôi miệng)
– Đến nha khoa cạo vôi răng, làm sạch mảng bám định kỳ 6 tháng/1 lần để làm sạch toàn diện, hơi thở thơm mát
• Hạn chế ăn các thực phẩm gây mùi hôi hoặc súc miệng, nhai kẹo cao su ngay sau khi ăn để không mất tự tin và ảnh hưởng đến người đối diện khi giao tiếp
• Giảm thiểu lượng bia, rượu, thuốc lá hấp thụ vào người để giữ gìn sức khoẻ cơ thể cũng như hạn chế tình trạng hôi miệng
• Tăng cường ăn các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin C và đặc biệt phải uống đủ lượng nước trong ngày để khoang miệng luôn ẩm ướt và không khô.
Với các trường hợp hôi miệng do bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, … thì nên đến nha khoa điều trị sớm để ngăn chặn triệt để tình trạng bệnh chuyển nặng đồng thời ngăn ngừa luôn chứng hôi miệng.
Tương tự với các bệnh lý khác trên cơ thể làm hôi miệng thì chúng ta cũng nên đến các trung tâm, bệnh viện uy tín để điều trị dứt điểm sẽ hạn chế được tình trạng hơi thở có mùi.
"Hình ảnh đã được sự đồng ý của khách hàng"
(Bọc 20 răng sứ Zirconia Ceramill Zolid cho răng tối màu, bảo hành IPDI 10 năm (**))
(Bọc 20 răng sứ Cercon cho răng tối màu, bảo hành IPDI 10 năm (**))
(Trồng 2 trụ implant Neodent và răng sứ Zirconia khôi phục 2 răng cửa (Phục hình tức thì) (**))
(Tẩy trắng răng Plasma (**))
Xem thêm hình ảnh khách hàng tại Peace Dentistry
(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)